> vietnamese > TQ-ASEAN > Tin tức du lịch > Trung tâm hội viên
Cuộc sống hòa thuận của một gia đình đa dân tộc ở vùng núi cao
 Mới nhất:2010-05-06 09:15:14   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:Đài Phát Thanh QT
    Ở vùng núi cao giáp gianh giữa ba tỉnh và Khu Tự trị gồm Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu có một bản làng nhỏ mang tên Tam Giác Pha. Nơi đây có độ cao hơn 1400 mét so với mặt biê

   

   \

  Ở vùng núi cao giáp gianh giữa ba tỉnh và Khu Tự trị gồm Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu có một bản làng nhỏ mang tên Tam Giác Pha. Nơi đây có độ cao hơn 1400 mét so với mặt biển, núi cao rừng sâu, giao thông bất tiện. Lâu nay, đồng bào các dân tộc Hán, Choang, Mèo, Bu-y v.v sinh sôi nảy nở ở đây. Trong tiết mục Đại gia đình các dân tộc Trung Hoa hôm nay, Hải Vân xin mời quý vi ̣và các bạn đi thăm một gia đình có thành phần bốn dân tộc trong làng, cảm nhận cuộc sống hòa thuận của đại gia đình đa dân tộc này.Ở làng Tam Giác Pha, tấm gương về sự chung sống hòa thuận của bốn cô con dâu trong gia đình họ Dương trở nên khá nổi tiếng. Tuy các thành viên trong gia đình thuộc dân tộc khác nhau như dân tộc Choang, dân tộc Mèo, dân tộc Bu-y, nhưng kể từ khi lần lượt đến làm dâu nhà họ Dương dân tộc Hán đến nay, các nàng dâu tôn trọng lẫn nhau, thông cảm lẫn nhau, đã trở thành người trong một gia đình luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

    \
       Tết Nguyên đán năm 1989, cô gái dân tộc Bu-y tên là Sầm Tiểu Tiên huyện Sư Tông tỉnh Vân Nam đã làm quen với con trai cả của ông Dương Quang Đạo khi cô đi thăm họ hàng ở làng Tam Giác Pha. Sau khi tìm hiểu nhau, hai người đều cảm thấy tâm đầu ý hợp và đi đến thương yêu nhau. Nhưng khi nghe con trai mình muốn lấy một cô gái dân tộc Bu-y làm vợ, bác Dương Quang Đạo và bác gái Phương Minh Tú rất lo. "Lo con dâu mới về ở nhà mình không quen, ăn không quen, nhà mình lại nghèo, các con khác lại bé, không biết làm thế nào."
 
  Lo thì lo thật, nhưng bác Dương Quang Đạo vốn người từng trải rốt cuộc cũng thuyết phục được bác gái tôn trọng quyết định của con trai. Năm 1992, gia đình dân tộc Hán này đã đón con dâu dân tộc thiểu số đầu tiên. Sau khi đón con dâu mới về nhà, bác Dương Quảng Đạo và người nhà rất tôn trọng thói quen sinh hoạt của con dâu dân tộc Bu-y, chăm sóc con dâu dân tộc Bu-y từng ly từng tý.
 
  "Theo phong tục của đằng nhà gái, ngày rằm tháng giêng về thăm mẹ thì phải chuẩn bị quà biếu, bên nhà gái có bao nhiêu bà con, chúng tôi đều phải mua bằng ấy rượu, thuốc lá để con dâu mang về biếu. Theo phong tục của bên nhà gái, mồng 3 tháng 3 phải làm cơm nếp 5 màu. Tháng 6 đón tết gạo mới, cũng theo phong tục dân tộc Bu-y phải mua bò về mổ, mời con rể và con gái về ăn. Tháng 9 đón tiết Trùng Dương, tết dành cho người cao tuổi, mình cũng làm bánh nếp. Những ngày tết này chúng tôi đều đón chung."
 
        Có sự chăm sóc của bố mẹ chồng, khiến con dâu trưởng Sầm Tiểu Tiên lúc đầu còn có phần thấp thỏm không yên đã nhanh chóng thích ứng với cuộc sống mới. Con dâu đảm đang sắc sảo, hiếu thảo với cha mẹ này đã trở thành con dâu đảm việc nhà giỏi việc xã hội. Chị nói:"Nhà tôi ra ngoài làm ăn, một mình tôi ở nhà. Bố mẹ chồng đối xử với tôi rất tốt, anh em, em dâu cũng rất tốt, tôi làm gì, họ cũng giúp đỡ, tôi thấy lấy chồng dân tộc Hán rất tốt".
 
       Cuộc sống hạnh phúc của con trưởng nhà họ Dương với con dâu dân tộc Bu-y đã trở thành tấm gương nổi tiếng gần xa. Noi gương anh cả, ba con trai khác của nhà họ Dương cũng lần lượt lấy vợ dân tộc Choang và dân tộc Mèo. Sau khi lập gia đình, tuy 4 anh em nhà họ Dương vẫn sống theo nếp sống địa phương, nhưng hơn 10 năm qua, gia đình đa dân tộc của ông Dương Quang Đạo luôn chung sống hòa thuận, đầm ấm và hạnh phúc.
 
 
        \
  Trước sự chăm sóc của bố mẹ chồng, các con dâu hết sức cảm động. Cho dù khẩu vị của dân tộc mình ra sao, nhưng món ăn được các con dâu bầy lên bàn ăn đều là những món bố mẹ chồng thích nhất. Ngoài ra, ở địa phương còn lưu truyền một câu chuyện về bốn con dâu lần lượt cõng bố chồng đi khám bệnh.
 
  Năm 2002, bốn con trai của bác Đạo đều ra ngoài làm ăn, chỉ có hai bác và bốn cô dâu ở nhà. Một hôm, bác Đạo bị ốm đột xuất. Các con dâu đang làm việc đồng trên nương nghe tin đều vội vàng chạy về nhà. Lúc ấy trạm y tế xã gần nhất cũng cách nhà 6 cây số, đoạn đường này là đường núi, ít có ô-tô đi lại. Trong tình hình nguy cập, các con dâu quyết định cõng bố chồng đi khám bệnh.
 
  Đường núi khúc khuỷu, các con dâu thay nhau cõng bố chồng, người này mệt thì thay người khác, cho đến khi màn đêm buông xuống, họ mới cõng bố chồng đến trạm y tế xã. Khi biết điều kiện trạm y tế xã hạn chế và không chữa được bệnh, các con lại tiếp tục chuyển bố chồng đến bệnh viện huyện La Bình tỉnh Vân Nam, bố chồng được cấp cứu kịp thời. Khi khỏi bệnh, bác Đạo cứ tấm tắc khen mình có phúc, có được bốn cô con dâu hiếu thảo.
 
     Ở Trung Quốc có câu "Gia hòa vạn sự hưng", có nghĩa là gia đình hòa thuận, mọi việc sẽ ổn thỏa. Nhiều năm qua, giữa mẹ chồng nàng dâu, anh em, chị em dâu nhà bác Dương Quang Đạo luôn thương yêu nhau, đùm bọc nhau, cần mẫn làm việc, cùng đi lên con đường làm giàu. Qua nhiều năm cố gắng, bốn anh em nhà họ Vương đều xây được nhà mới, cuộc sống ngày một khấm khá.
 
 
 
 

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận