> vietnamese > TQ-ASEAN > Văn hóa giao lưu > Trung tâm hội viên
Ông Tô Minh Phương, đại biểu Quốc hội dân tộc Kinh Quảng Tây Trung Quốc
 Mới nhất:2010-05-06 09:21:46   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:Đài Phát Thanh QT
    Ông Phương là Bí thư chi bộ thôn Vạn Vĩ thuộc "Ba đảo dân tộc Kinh", thành phố Đông Hưng, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

\   

  Ông Phương là Bí thư chi bộ thôn Vạn Vĩ thuộc "Ba đảo dân tộc Kinh", thành phố Đông Hưng, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Những đề án ông Phương mang đến Kỳ họp không những liên quan đến việc bảo tồn văn hóa dân tộc Kinh, còn liên quan đến sự phát triển của địa phương. Ông nói"Tôi chỉ là một đại biểu nông dân bình thường, một Bí thư chi bộ thôn, tôi mong có thể phục vụ nhiều hơn cho bà con dân tộc Kinh, tôi sẽ phấn đấu hết mình để đóng góp cho việc bảo tồn văn hóa dân tộc Kinh, thúc đẩy sự phát triển của dân tộc Kinh."

   "Ba đảo dân tộc Kinh" gồm đảo Vạn Vĩ, Ô Âầu và Sơn Tâm, cách Việt Nam chỉ một con nước, tổng diện tích 20,8 ki-lô mét vuông, dân số vào khoảng 15 nghìn người, là nơi tập trung cư trú của dân tộc Kinh Trung Quốc.Ngày lễ truyền thống long trọng nhất của dân tộc Kinh ở Đông Hưng là "Lễ hội Ha". "Ha" có nghĩ là hát, "Lễ hội Ha" tức là hội hát, khi đến lễ hội Ha, già trẻ gái trai trong thôn đều mặc quần áo đẹp, tụ tập tại "Đình Ha", kiến trúc đặc sắc của dân tộc Kinh để tổ chức hàng loạt hoạt động như rước thần, tế tổ tiên, hát ha v.v. Ông Phương nói:

  "Lễ hội Ha của dân tộc Kinh chúng tôi được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt đầu vào năm 2006, điều này đã thể hiện mối quan tâm to lớn của Đảng và Chính quyền đối với văn hóa dân tộc Kinh. Lễ hội Ha là văn hóa đặc sắc của dân tộc Kinh, cho nên chúng tôi cần phải dốc sức bảo tồn, bởi vì ở Trung Quốc, dân tộc Kinh là dân tộc thiểu số với dân số tương đối ít, chúng tôi cần phải giữ gìn, tôn vinh, kế thừa và phát triển hơn nữa văn hoá dân tộc Kinh."
 
  Là Đại biểu Quốc hội, ông Phương thường xuyên xuống cơ sở, bà con địa phương biết ông là Đại biểu Quốc hội, nên người nào cũng mong được phản ánh những vấn đề mình quan tâm với ông, còn ông thì chuyên tâm thu thập những vấn đề của bà con phản ánh và chỉnh lý thành đề án.
 
  Ông Tô Minh Phương đảm nhiệm chức Bí thư chi bộ thôn Vạn Vĩ từ năm 1996. Trước kia, "Ba đảo dân tộc Kinh" nghèo nàn, lạc hậu, người ta ví như "ăn cơm phải trông vào trời". Nhưng hiện nay, dân tộc Kinh Trung Quốc đã trở thành một trong những dân tộc thiểu số giàu nhất Trung Quốc. Ông nói:
 
  "Hiện nay ở làng tôi, cả làng có trên 85% gia đình ở nhà đẹp, rất nhiều bà con dân làng còn mua được ô-tô con. Thu nhập bình quân đầu người của người Kinh từ chưa đầy 3000 Nhân dân tệ năm 2005 tăng lên đến 6000 Nhân dân tệ/ năm hiện nay, đứng đầu trong bảng xếp hạng phát triển dân tộc thiểu số Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây."
 
  Ông Tô Minh Phương giới thiệu, chính sách nhà nước đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều cho khu vực dân tộc thiểu số, nhất là năm 2005, Quốc vụ viện ban hành và thực thi "Quy hoạch hỗ trợ phát triển các dân tộc ít người từ năm 2005 đến năm 2010" và chính sách dân tộc liên quan, đã dành sự ưu đãi về mặt chính sách và hỗ trợ vốn to lớn về mọi mặt, thúc đẩy sự phát triển của khu vực dân tộc thiểu số. Ông Phương nói:
 
  "Trước kia môi trường sản xuất rất yếu kém, sau khi cải cách mở cửa, Đảng và nhà nước đã dành rất nhiều quan tâm và hỗ trợ cho dân tộc Kinh, đầu tư khá nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như: cơ sở hạ tầng giao thông, đường làng, nhà trường, y tế vv, năm ngoái, nhà nước còn tăng cường hỗ trợ cho khu vực dân tộc biên giới, những gia đình khó khăn khu vực nông thôn cách biên giới đất liền trong vòng ba ki-lô mét một tháng được hỗ trợ 50 nhân dân tệ/người. Những chính sách hỗ trợ và ưu đãi của nhà nước đã làm thay đổi bộ mặt nghèo nàn lạc hậu trước kia, kinh tế ngày một khấm khá."
 
  Thành phố Đông Hưng vừa giáp biên giới đất liền vừa giáp biển với Việt Nam, lại là khu vực dân tộc thiểu số, là đầu cầu phát triển khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây, là thành phố cửa khẩu quốc gia cấp một nối liền với hành lang đất liền và đường biển của Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Có thể nói, "Ba đảo dân tộc Kinh" Đông Hưng có quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và giao lưu dân gian dồn dập với Việt Nam. Ông Phương nói:
 
  "Lễ hội Ha hàng năm, chúng tôi đều mời bà con bên Việt Nam đến tham gia, bà con Việt Nam cũng mời chúng tôi đi thăm Việt Nam và cùng đón lễ hội. Sau khi cải cách mở cửa, sự phát triển thương mại biên giới giữa chúng tôi với Việt Nam phát triển rất tốt, ngành than Việt Nam hợp tác với chúng tôi khá nhiều, còn giao dịch thương mại biên giới về thủy sản cũng khá dồn dập, trong những năm gần đây, thu nhập dân biên giới rất khá."
 
  Làng Vạn Vĩ có dân tộc Kinh và dân tộc Hán cùng sinh sống, các dân tộc đoàn kết, hài hòa, giúp đỡ lẫn nhau, cùng đi lên con đường làm giàu. Ông Phương tràn đầy niềm tin đối với sự phát triển của "Ba đảo dân tộc Kinh". Ông nói:
 
  "Tôi đích thân cảm nhận, dưới sự quan tâm về chính sách dân tộc của Đảng, không những kinh tế, mà các mặt về xã hội của dân tộc thiểu số và khu vực dân tộc chúng tôi đều có sự phát triển vượt bậc, tôi tràn đầy niềm tin đối với tương lai."
 
  "Ba đảo dân tộc Kinh" có tài nguyên du lịch phong phú, ngành du lịch đang phát triển nhanh chóng, đã xây dựng "Khu nghỉ dưỡng du lịch Đảo dân tộc Kinh". Ông Phương nồng nhiệt mời các bạn thính giả Việt Nam đến thăm quê hương ông. Ông nói bằng tiếng quê hương dân tộc Kinh:
 
  "Tôi là Đại biểu Quốc hội dân tộc Kinh Tô Minh Phương, tôi đến từ Đông Hưng Quảng Tây tươi đẹp, hoan nghênh các bạn đến thăm quê tôi."
 
 

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận