> vietnamese > TQ-ASEAN > Văn hóa giao lưu > Trung tâm hội viên
Cố cư của ông Trần Từ Hoành - một Hoa kiều nổi tiếng ở khu vực Triều Châu và Sán Đầu
 Mới nhất:2012-03-26 15:13:37   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

\

\

Địa khu Triều Sán nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến vùng duyên hải đông nam Trung Quốc, ba mặt là núi, còn một mặt là nước. Tại đây, xưa nay đều có khá nhiều Hoa Kiều đi cư trú ở hải ngoại, họ trải qua những năm tháng chăm chỉ làm lụng đã  tạo nên sự nghiệp của mình, và có nhiều đóng góp cho phát triển của quê hương. Hôm nay xin mời bạn cùng đến thăm cố cư của ông Trần Từ Hoành-một Hoa kiều nổi tiếng ở khu vực Triều Châu và Sán Đầu, tham quan nét đặc sắc của các tòa kiến trúc, cũng như tìm hiểu về đoạn lịch sử của các thương gia Triều Sán.

Cố cư ông Trần Từ Hoành nằm ở khu Trình Hải, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, là khu phong cảnh nhà cửa của Hoa Kiều quan trọng tại địa phương. Do có đặc sắc tập tục dân tộc và bối cảnh Hoa Kiều hải ngoại, nên tòa cố cư này được mệnh danh là "Nam quốc đại quan viên" và "Lãnh nam đệ nhất kiều trạch", hàng năm đều thu hút được hơn một triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Ông Trần Từ Hoành chủ nhân tòa cố cư này lúc sinh thời đi làm ăn buôn bán tại Thái Lan, khi hơn 50 tuổi ông đem theo một khoản tiền lớn trở về quê nhà xây nhà cửa, để làm rạng rỡ tổ tông và cầu mong con cháu đầy đàn. Ông Đường Học Vĩ người phụ trách khu phong cảnh du lịch này bày tỏ, sự việc này đã chứng tỏ được thực lực kinh tế của gia đình Hoa kiều Triều Sán.

"Ông Trần Tự Hoành trước tiên làm nghề buôn bán gạo, về sau lại mở ngân hàng, công ty bảo hiểm và kinh doanh đội tàu viễn dương. Bấy giờ, ông buôn bán gạo ở Thái Lan có quy mô lớn nhất, các nơi Hồng Kông, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, Xin-ga-po, Đài Loan, Ma lai xi a v v, đều có công ty và một số chi nhánh. Nghe nói, ông đem về 4 triệu đồng để xây nhà, đây là món tiền quá lớn lúc bấy giờ ".

Công trình to lớn này trải qua hơn 10 năm xây dựng và hoàn thành vào năm 1939, trong đó có không ít được trang trí bằng nghệ thuật điêu khắc rất tinh tế. Chị Trần Ngọc Mai hướng dẫn trong khu cảnh nói:

"Điêu khắc gỗ ở phần trên thuộc loại khắc gỗ sơn nhũ vàng, là một trong hai loại điêu khắc gỗ nổi tiếng của Trung Quốc, trên khắc hình chim Chích Choè và hoa đào, cánh cửa gỗ đều dát vàng và xà nhà khắc gỗ đều được sơn bằng nhũ vàng. Nhưng năm 1939 do Nhật xâm chiếm nên chưa Cố cư Trần Từ Hoành có diện tích kiến trúc khoảng 25 nghìn mét vuông, với hơn 500 gian nhà.

Xét từ góc độ truyền thống, kiến trúc của khu nhà này được áp dụng phương thức bốn ngựa kéo xe, tức nhà giữa đại diện cho một cỗ xe ngựa, hai bên có 4 đường ngõ hoa, lần lượt đại diện cho 4 con ngựa. Nhưng cố cư này đã không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này. Ông Đường Học Vĩ nói:

"Do chủ ngôi nhà này làm ăn buôn bán tại nước ngoài và thường xuyên tiếp xúc với người phương tây, nên tư duy cũng kết hợp giữa Trung Quốc và phương tây. Một số kiến trúc sư của Tây Ban Nha và I ta li a khi đến đây tham quan, đều tỏ ra rất kinh ngạc khi nhìn thấy gạch men tại đây, họ thật không ngờ vào hơn 100 năm trước mà trình độ gạch men của họ lại có trình độ cao như vậy, trong đó bao gồm màu sắc, độ bóng và độ bằng phẳng đều giữ được khá nguyên vẹn".

Cố cư Trần Từ Hoàng từ khi mở cửa với công chúng từ năm 1999 đến nay, người đến tham quan nườm nượp không ngớt. Trong đó còn có khá đông bạn bè nước ngoài.

"Công chúa Thái Lan Xi-rin-thonđã từng đến đây ba lần, trong đó còn có một số đại diện chính phủ nước ngoài, bao gồm đại sứ quán, trước sau hơn mấy trăm người. Ngoài ra, còn có kiến trúc sư, công trình sư, giáo sư, họ đều tấm tắc khen nơi đây rất đẹp đẽ".

Ông Đường Học Vĩ còn bày tỏ, ngoài việc thể hiện sức quyến rũ của tòa kiến trúc ra, công ty du lịch của ông còn đưa ra nhiều hoạt động thể hiện văn hóa Triều Sán bao gồm cả kịch Triều Châu tại cố cư Trần Từ Hoành, qua đó sẽ khiến du khách trong khi du ngoạn cố cư, cũng sẽ hiểu biết càng thêm toàn diện về nguồn gốc và bối cảnh của các nhà buôn thời cổ Trung Quốc.
kịp trang trí thì cả nhà đã ra đi, về sau cũng không trở lại, nên nó vẫn còn giữ được nguyên dạng cho mãi đến nay".

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận