> vietnamese > TQ-ASEAN > Văn hóa giao lưu > Trung tâm hội viên
Nhà văn hóa Tạng tỉnh Thanh Hải
 Mới nhất:2012-03-26 15:39:29   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

\  \

Dân tộc Tạng cư trú trên cao nguyên Thanh Tạng- nóc nhà thế giới là một dân tộc có lịch sử lâu đời. Theo khảo cổ phát hiện, vào hơn 4000 năm trước tổ tiên dân tộc Tạng đã sinh sống trên mảnh đất này. Từ xưa đến nay, dân tộc Tạng đời đời kiếp kiếp sinh sống trên cao nguyên đất tuyết này đã sáng tạo nên vô vàn di sản văn hóa dân tộc giàu đặc sắc và vô cùng phong phú. Sau đây, chúng ta hãy đến thăm Nhà triển lãm văn hóa Tạng hiện đại trưng bày về lịch sử cổ đại và văn hóa dân tộc Tạng.

Nhà văn hóa Tạng này nằm gần chùa Tha ơ, một ngôi chùa Phật giáo truyền thống Tạng nổi tiếng của Thanh Hải, đây là nơi ra đời của Chông Ha Pa người đã sáng lập ra phái Cơ- ru Phật giáo truyền thống Tạng. Nhà số 1 gồm hai tầng, tầng 1 trưng bày về tư liệu lịch sử, tầng 2 giới thiệu về các loại hình nghệ thuật của dân tộc Tạng như: Phật giáo, Thần linh, núi non, mặt nạ, tranh Tạng, kịch Tạng v.v. Còn nhà số 2 nói về quan niệm sự sống và cái chết cùng quan niệm vũ trụ của Phật giáo truyền thống Tạng.

Nhà văn hóa Tạng tỉnh Thanh Hải có phong cách rất độc đáo, nó vừa kế thừa các loại hình kiến trúc truyền thống Tạng, vừa kết hợp phong tục tập quán dân tộc và nguyên tố hiện đại thành một thể thống nhất. Dương Cần Dung và Dị Chí Cương là hai nhân vật linh hồn của Nhà văn hóa Tạng Thanh Hải. Dị Chí Cương là tổng công trình sư và là Giám đốc Nhà văn hóa, toàn bộ thiết kế trưng bày nhà văn hóa mang đậm quan niệm sống, quan niệm giá trị và lập trường triết học rất mộc mạc, chân chất của một học giả văn hóa.

Nhà văn hóa Tạng mong muốn giải mã văn hóa Tạng thông qua cách nhìn nhận của mọi người, nó không những là một chi tiết trong văn hóa đa nguyên của dân tộc Trung Hoa, mà còn là một phần trong tính đa dạng của văn hóa nhân loại. Ông Dương Cần Dung là người đầu tư xây dựng Nhà văn hóa Tạng Thanh Hải, Ông nói "Tôi mong muốn nó trở thành một điểm sáng phản ánh tương đối toàn diện nền văn hóa và lịch sử của cao nguyên Thanh Tạng".

Khi bước vào nhà văn hóa, du khách có cảm giác như theo mỗi bước chân mình là một điểm tham quan.

Khu trưng bày tranh Tạng là một khu đàng hoàng sang trọng, tại đây đã giới thiệu tường tận về quy trình chế tác và phân loại tranh Tạng. Tại khu trưng bày Phật và thần linh, các khám thờ Phật xếp ngăn nắp trên vách đá được tôn nổi bằng ánh đèn mờ nhạt, trên đặt các pho tượng Phật, Bồ Tát, Kim Cương, Hộ pháp v v, đã toát lên một bầu không khí rất linh thiêng và huyền bí, khiến ta thấy chẳng khác nào như đang đứng trong tòa điện Phật.

So với nhiều viện bảo tàng và nhà văn hóa hiện nay, đặc điểm lớn nhất của Nhà văn hóa Tạng Thanh Hải là toàn bộ hiện vật trưng bày trước sau xuyên suốt một chủ đề. Đó là "Sinh mệnh". Sinh mệnh là hạt nhân của các thể loại văn hóa. Tìm kiếm bản chất và ý nghĩa của sự sống, truy vấn sự bí ẩn của sự sống và cái chết là một vấn đề cơ bản của loài người, Nhà văn hóa Tạng đã tái hiện một cách hình tượng chặng đường bể dâu và trưởng thành của cao nguyên Thanh Tạng. Từ sông Ya Lông đất cội nguồn của dân tộc Tạng, đến sự tiến hóa của khu vực đất tuyết, đã thể hiện một cách đầy đủ nếp nghĩ và sự tìm tòi của dân độc Tạng đối với sự sống, được coi là cuốn "Bách khoa toàn thư" thể hiện văn hóa dân tộc Tạng. ̀o như đang đứng trong tòa điện Phật.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận