> vietnamese > TQ-ASEAN > Văn hóa giao lưu > Trung tâm hội viên
Nghệ sĩ múa vũ điệu phương Đông Thiệu Văn Cảnh
 Mới nhất:2012-03-26 15:52:25   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Có một thể loại múa hấp dẫn, nhiệt tình và dịu dàng, đa số người không thấy bỡ ngỡ đối với nó, nhưng lại thường gọi sai tên, gọi đó là "múa bụng", nhưng thực ra, "vũ điệu phương Đông" mới là tên thật của nó. Có một nghệ sĩ múa, tao nhã, trầm lắng, chuyên tâm, tuy thời gian tập múa vũ điệu phương Đông chưa lâu, nhưng rất có tiếng tăm trong làng vũ điệu phương Đông quốc tế, đó là Thiệu Văn Cảnh, nghệ sĩ múa vũ điệu phương Đông đầu tiên của Trung Quốc đại lục cùng lúc biểu diễn, giảng dạy và làm giám khảo tại ba châu lục châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

Theo chị Thiệu Văn Cảnh, "múa bụng" là tên gọi sai, những người có chút hiểu biết đối với văn hóa vũ điệu này đều thích gọi nó là "vũ điệu phương Đông", đây là một thể loại nghệ thuật cổ xưa. Chị nói:

"Tư liệu cho thấy, một trong những nơi bắt nguồn của vũ điệu phương Đông là Ai Cập. Tư liệu ghi chép sớm nhất là trên bích họa trong Kim Tử Tháp của Ai Cập, trong đó có sự miêu tả về vũ điệu này. Hàng nghìn năm qua, vũ điệu phương Đông luôn là một phương thức vui chơi giải trí của phụ nữ khu vực A-rập và Trung Đông."

Đúng như chị Thiệu Văn Cảnh nói, thể loại múa đậm đà bản sắc A-rập này có sức ảnh hưởng rộng rãi và sâu xa đối với đông đảo quần chúng nhân dân của Ai Cập, tuy nhiên sự phát triển của vũ điệu này lại không phải thuận buồm xuôi gió. Những người khen coi vũ điệu này là "Quốc túy" của Ai Cập, là nghệ thuật múa cao cấp có thể sánh với vũ điệu Ba-lê; nhưng những người chê bai thì cho rằng hình thức múa này mang màu sắc tình dục, không thể biểu diễn trên sân khấu tao nhã. Cho đến nay, mặc dù vũ điệu phương Đông đã trở thành một thể loại múa mang tính quốc tế khá nổi tiếng, nhưng vẫn có người giữ thái độ không đồng thuận với vũ điệu này. Vậy thì, chị Thiệu Văn Cảnh vốn làm trong ngành truyền thông tại sao lại từ một nhân viên "cổ cồn trắng" trở thành nghệ sĩ biểu diễn vũ điệu phương Đông? Chị Thiệu Văn Cảnh cho biết, quá trình này rất "kỳ diệu". Chị nói:

"Trước năm 2006, tôi làm trong ngành truyền thông, một hôm một cô giáo dạy vũ điệu phương Đông mời tôi đến nhà cô, đích thân dạy tôi vũ điệu phương Đông. Ba tháng sau, cô giáo rời khỏi Trung Quốc, tôi cũng gác lại chuyện này, tiếp tục làm việc của mình."

Không lâu sau, một người bạn tặng cho Thiệu Văn Cảnh một đĩa DVD về buổi biểu diễn tại Pa-ri của một đoàn vũ điệu phương Đông nổi tiếng thế giới. Sau khi xem, ngọn lửa đam mê trong lòng chị Thiệu Văn Cảnh lại bùng cháy và năm đó chị đến Ai Cập tham gia một lễ hội vũ điệu phương Đông. Sau khi từ Ai Cập trở về, chị Thiệu Văn Cảnh dần dần yêu thích vũ điệu phương Đông. Những câu chuyền "kỳ diệu" xảy ra liên tiếp sau đó khiến chị dần dần đi lên vũ đàn vũ điệu phương Đông quốc tế. Chị nói:

"Nghệ sĩ Ta-ma-lin, một bậc thầy có gần 30 năm thâm niên múa vũ điệu phương Đông chủ động thông qua người bạn của tôi để liên hệ với tôi, nói rằng bà sẽ đến Trung Quốc, mong mở lớp giảng dạy về vũ điệu phương Đông. Chúng tôi lần đầu tiên gặp mặt tại Thượng Hải, sau khi về nước, bà viết thư mời tôi đi biểu diễn tại Hồng Công, lúc đó tôi học vũ điệu phương Đông chưa đầy 2 năm. Sau chuyến biểu diễn tại Hồng Công, năm 2010 bà lại viết thư cho tôi, nói rằng bà muốn đưa tôi đi lưu diễn ở miền nam nước Mỹ."

Vũ điệu phương Đông bắt nguồn từ khu vực Trung Đông, nhưng phát triển thịnh hành ở châu Âu và Mỹ, đa số những ngôi sao của vũ điệu phương Đông đều tập trung ở Mỹ. Hoạt động lưu diễn mà bà Ta-ma-lin nói, thực ra là một buổi giao lưu vũ điệu có quy mô rất lớn, rất nhiều nghệ sĩ muá nổi tiếng trên thế giới đều lên sân khấu biểu diễn. Chị Thiệu Văn Cảnh vô cùng xúc động khi chị học vũ điệu phương Đông chưa đầy 5 năm, lại có được cơ hội này để cùng biểu diễn với những ngôi sao nổi tiếng.

Tháng 8 năm 2010, tại Liên hoan nghệ thuật vũ điệu phương Đông đã diễn ra 10 năm ở thành phố Đa-lát, bang Tếch-dớt Mỹ, các nghệ sĩ múa nổi tiếng thường biểu diễn tại Mỹ liên tiếp lên sân khấu biểu diễn. Trong lúc này, khi trên sân khấu xuất hiện một khuôn mặt Trung Quốc, chị Thiệu Văn Cảnh trong bộ quần áo trang nhã, tay cầm đôi quạt giấy dài Trung Quốc, bước lên sân khấu, toát lên sự thanh tú trong các nghệ sĩ múa tóc vàng mắt xanh, Thiệu Văn Cảnh lập tức thu hút sự chú ý của khán giả.

Khi chị biểu diễn kết thúc, cả hội trường như nín thở, mãi sau vài giây mới vang lên những tràng vỗ tay như sấm, tất cả khán giả đều đứng dậy vỗ tay, chị Thiệu Văn Cảnh hết sức bàng hoàng. Chị nói:

"Khán giả đứng dậy vỗ tay 1 phút, trong 5 năm qua chưa bao giờ có cảnh tượng này. Một nghệ sĩ biểu diễn mười mấy năm cầm tay tôi nói, rất mong sao đạt được trình độ như bạn. Tôi vô cùng xúc động."

Sau khi trở thành nghệ sĩ biểu diễn vũ điệu phương Đông đầu tiên của Trung Quốc đại lục cùng lúc biểu diễn, giảng dạy và làm giám khảo ở ba châu lục châu Âu, châu Á và châu Mỹ, chị Thiệu Văn Cảnh bắt dầu dốc sức thúc đẩy giao lưu quốc tế, làm sứ giả truyền bá nghệ thuật phương Đông. Một mặt, chị mời những bậc thầy nổi tiếng trên thế giới đến Trung Quốc, giúp nâng cao trình độ và tố chất của các nghệ sĩ Trung Quốc; mặt khác, chị nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa "phương Đông" của khu vực Trung Đông với văn hóa "phương Đông" truyền thống của Trung Quốc, tìm tòi loại hình nghệ thuật biểu diễn hoàn toàn mới kết hợp cả hai "phương Đông" nói trên.

Bên cạnh đó, chị Thiệu Văn Cảnh còn tích cực tìm tòi làm thế nào để vũ điệu trở thành một nhịp cầu tinh thần kết nối tâm hồn và thân thể. Cách đây không lâu, chị đã tham quan Tổ chức nghiên cứu giáo dục Tinh Tinh Vũ Bắc Kinh, một tổ chức phục vụ trẻ em mắc bệnh tự kỷ đầu tiên của Trung Quốc, chị rất xúc động, phương tiện trao đổi bao gồm ngôn ngữ và văn tự, trong khi những trẻ em này không chấp nhận phương thức trao đổi này, nhưng các em có phương thức khác giao lưu với thế giới. Trong các em một số có năng khiếu hội họa, một số giỏi về thư pháp. Chị Thiệu Văn Cảnh mong thông qua âm nhạc và vũ điệu, một biện pháp mới thử nghiệm điều trị cho trẻ em mắc bệnh tự kỷ, chị còn muốn biên đạo một tiết mục múa tập thể dành cho trẻ em mắc bệnh tự kỷ biểu diễn, để các em cũng được như trẻ em bình thường, tận hưởng niềm vui, khơi dậy tiềm năng, cải thiện bệnh tình, cũng mong qua đó nhận được sự quan tâm, cảm thông và ủng hộ của toàn xã hội đối với trẻ em mắc bệnh tự kỷ.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận