> vietnamese > TQ-ASEAN > Giáo dục giao lưu > Trung tâm hội viên
Nối lại con đường truyền bá sách chữ Hán, tôn vinh văn minh Trung Hoa
 Mới nhất:2012-03-26 15:59:40   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Khi nói đến con đường tơ lụa, mọi người đều biết đây là một con đường thương mại nối liền châu Âu và châu Á, nhưng khi nói đến con đường sách chữ Hán, rất nhiều người đều lấy làm lạ. Thực ra, con đường sách chữ Hán có lịch sử lâu dài như con đường tơ lụa, đây là một con đường văn hóa dùng chữ Hán truyền bá văn minh Trung Hoa. Để khai quật bề dày của con đường văn hóa quốc tế có lịch sử hơn 2000 năm này, dưới sự tài trợ và hỗ trợ to lớn của Chính phủ Trung Quốc, chuyên gia lịch sử và nhà xuất bản của Trung Quốc đang biên soạn và xuất bản "Kho tàng sách chữ Hán quý hiếm ở nước ngoài", hiện nay Quyển 2 "Kho tàng" đã chính thức xuất bản.

Giáo sư Tôn Hiểu, Viện Nghiên cứu Lịch sử thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc là người phụ trách dự án học thuật của "Kho tàng sách chữ Hán quý hiếm ở nước ngoài". Giáo sư cho biết, sách chữ Hán quý hiếm ở nước ngoài là chỉ sách cổ và văn hiến bằng chữ Hán được thư viện, cơ quan nghiên cứu và cá nhân nước ngoài sưu tầm, trong nước Trung Quốc không có hoặc ít thấy, chủ yếu bao gồm 3 loại: Một là, sách chữ Hán Trung Quốc thất lạc ở nước ngoài; Hai là, sách chữ Hán được nước ngoài in lại, chỉnh lý và viết chú thích, chẳng hạn, phiên bản Nhật Bản, phiên bản Triều Tiên, phiên bản Việt Nam v.v; Ba là, sách có nội dung liên quan tới văn hoá Trung Hoa, và viết bằng chữ Hán do trí thức của những nước và vùng lãnh thổ vốn sử dụng chữ Hán. Những văn hiến này có nội dung phong phú, là tài liệu quan trọng nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Hoa, là tài liệu cốt lõi nghiên cứu tình hình giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài, đồng thời là tài liệu cơ bản nghiên cứu dòng văn hóa chữ Hán Đông Á trong lịch sử. Giáo sư nói:

"Chữ 'Hán' trong sách viết bằng chữ Hán ở nước ngoài không có khái niệm về dân tộc, chỉ có khái niệm văn hóa, thực ra là khái niệm cả khu vực Đông Á, khu vực văn hóa chữ Hán chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa. Không phải chỉ có sách cổ do người Trung Quốc viết bằng chữ Hán mới được gọi là sách chữ Hán, truyền tập do người Nhật Bản, người Cao Ly, người châu Âu viết bằng chữ Hán cũng là một phần của văn hóa Trung Hoa. Cho nên, chúng ta không nên đứng từ góc độ hạn hẹp, mà phải đứng từ góc độ văn hóa để tìm hiểu chữ 'Hán' này."

"Kho tàng sách chữ Hán quý hiếm ở nước ngoài" là một trong những công trình xuất bản lớn và quan trọng theo Quy hoạch Phát triển Văn hóa Trung Quốc, là một trong 7 dự án trong Đề cương Phát triển Văn hóa Trung Quốc, và nhận được sự hỗ trợ của Quỹ Xuất bản Quốc gia. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ chỉ đạo tiến hành công việc thu thập và chỉnh lý sách chữ Hán ở nước ngoài. "Kho tàng" này do Viện Nghiên cứu Lịch sử thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc phụ trách biên soạn và chịu trách nhiệm về học thuật, Nhà xuất bản trường Đại học Sư phạm Tây Nam phụ trách biên tập, Nhà xuất bản Nhân dân phụ trách phát hành. Tính đến nay đã phát hành 2 tập. Tập 1 phát hành vào năm 2008, cả thẩy có 20 cuốn, thu thập 115 đầu sách cổ, còn Tập 2 có nội dung nhiều hơn và quy mô lớn hơn so với Tập 1, tất cả có 90 cuốn, thu thập 289 đầu sách cổ. Mỗi quyển của "Kho tàng" đều có trọng điểm riêng, Tập 2 lấy sách chữ Hán ở Hàn Quốc làm chính, chiếm khoảng 60%-70%, những sách còn lại là đến từ Nhật Bản, còn có một số đến từ Triều Tiên và một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 2 cuốn sách cổ đặc biệt quý hiếm đã phát hành riêng theo lối cổ bìa cứng chỉ đỏ, và do chuyên gia viết chú thích và khảo cứu về nội dung, tạo tiện lợi cho độc giả sử dụng.

Về ý nghĩa xuất bản "Kho tàng", Giáo sư Tôn Hiểu cho rằng, đây là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa mang tính thế giới. Vì ở các nước Đông Á và Việt Nam cổ đại, triều đình đều sử dụng chữ Hán, sau đó chữ Triều Tiên cổ, chữ Hiragana Nhật Bản và chữ Nôm Việt Nam mới dần dần xuất hiện, nhưng đa số tài liệu lịch sử quý báu vẫn ghi chép bằng chữ Hán. Điều đáng tiếc là, từ cận đại đến nay, do chữ dân tộc phát triển ở những nước nói trên, số người hoàn toàn hiểu được chữ Hán, đọc hiểu được văn hiến quốc gia mình đang ngày càng ít đi, dù ở Nhật Bản đạt trình độ cao về nghiên cứu Hán học cũng xuất hiện xu thế nhân tài đạt trình độ cao thiếu người kế thừa. Trong tình hình này, công tác chỉnh lý và xuất bản kho tàng này có ý nghĩa quốc tế hơn. Giáo sư Tôn Hiểu nói:

"Chỉnh lý văn hiến chữ Hán của Đông Á không những là sứ mệnh của trí thức ở các nước xung quanh, mà còn là sứ mệnh của học giả Trung Quốc. Sở dĩ nói như vậy là có những nguyên nhân như sau: Thứ nhất, thông qua nghiên cứu văn hóa trong khu vực, có thể tăng thêm tính hội nhập giữa văn hóa Đông Á; Thứ hai, thông qua những sách cổ này, có thể giúp chúng ta nhìn lại lịch sử của Trung Quốc và con đường văn hóa của dân tộc Trung Hoa."

"Kho tàng sách chữ Hán quý hiếm ở nước ngoài" dự định cả thảy xuất bản 800 cuốn liên quan tới hơn 2000 đầu sách cổ, đây là một công trình quy mô và phức tạp. Vì vậy, ban biên soạn đã xây dựng quan hệ hợp tác với đông đảo cơ quan nước ngoài, và mời những chuyên gia nước ngoài về phiên bản và mục lục tham gia công tác biên soạn, hơn nữa sự hợp tác này vẫn đang trong quá trình không ngừng mở rộng. Ngoài những hoạt động giao lưu quy mô nhỏ thường xuyên ra, sang năm sẽ triệu tập một hội thảo học thuật quốc tế trình độ cao.
 

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận