> vietnamese > TQ-ASEAN > Văn hóa giao lưu > Trung tâm hội viên
Công chúa chim công Đao Mỹ Lan
 Mới nhất:2012-03-26 16:01:27   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

\

Thập niên 50, 60 của thế kỷ 20, Châu tự trị dân tộc Thái Xíp-xỏng-bản-na, tỉnh Vân Nam xuất hiện một con chim công vàng, đó là nghệ sĩ múa nổi tiếng Trung Quốc Đao Mỹ Lan. Từ các tác phẩm múa ban đầu gồm "Công chúa chim công", "Đông Phương Hồng"... đến tác phẩm múa sau đó "Chim công vàng", "Dòng nước", với sức cuốn hút nghệ thuật, nghệ sĩ Đao Mỹ Lan đã thể hiện trước khán giả phong cách sân khấu đặc sắc của mình, toả ngát hương thơm nghệ thuật dân tộc trong giới nghệ thuật múa trong và ngoài nước. Nghệ sĩ múa tài ba về dùng động tác cơ thể nói chuyện với khán giả này không hề học ở trường lớp múa chuyên tu nào, dựa vào non nước tươi đẹp và đặc sắc dân tộc đa dạng của Xíp-xỏng-bản-na, cô gái đến từ vùng núi này đã thể hiện lên vẻ đẹp thiên nhiên, khiến tác phẩm múa của cô có sức cuốn hút không thể hình dung được, đầy sức truyền cảm.

Đao Mỹ Lan sinh năm 1944 ở thành phố Cảnh Hồng, châu tự trị dân tộc Thái Xíp-xỏng-bản-na, tên dân tộc Thái của bà là Nam Điệp Đề Na, nghĩa là "hoa bách hợp của nàng tiên".

Quê hương của bà Đao Mỹ Lan Xíp-xỏng-bản-na là một thành phố du lịch rất nổi tiếng ở Trung Quốc bởi phong cảnh thiên nhiên rừng mưa nhiệt đới thần kỳ và đặc sắc dân tộc thiểu số. Tết té nước diễn ra vào trung tuần tháng 4 hàng năm luôn thu hút đông đảo du khách Trung Quốc và nước ngoài. Xíp-xỏng-bản-na là khu vực tập trung cư trú của dân tộc Thái, dân tộc Thái là một dân tộc thiểu số hát hay múa giỏi, trong các điệu múa của dân tộc Thái, điệu múa chim công nổi tiếng nhất. Theo dân tộc Thái, chim công tượng trưng cho tốt lành, hạnh phúc, xinh đẹp và tốt bụng. Mỗi khi đến ngày lễ, bà con dân tộc Thái đều sum họp với nhau, cùng thưởng thức điệu múa chim công do nghệ sĩ dân gian biểu diễn.

Chính vì từ thuở nhỏ nghe quen tai, nhìn quen mắt, Nam Điệp Đề Na trẻ tuổi đã rất ưa thích nhảy múa đến nỗi say mê: theo ông nội nhảy, theo bà con nhảy.


 \\

Năm 1954, Đội văn công châu tự trị dân tộc Thái Xíp-xỏng-bản-na đi các bản làng lựa chọn người có năng khiếu về văn nghệ, Đao Mỹ Lan 10 tuổi đã trúng tuyển. Không lâu sau, trong tác phẩm múa "Triệu Thụ Đồn và Nam Mộc Nặc Na", Đao Mỹ Lan đóng vai "Công chúa chim công". Trong các điệu múa dân gian truyền thống của dân tộc Thái, chim công đều là do đàn ông đeo mặt nạ để biểu diễn. Đao Mỹ Lan đóng vai "Công chúa chim công" đã mở trang mới về điệu múa chim công của nữ diễn viên, trở thành "công chúa chim công" đầu tiên trên sân khấu Trung Quốc.
 
Nhờ điệu múa chim công, Đao Mỹ Lan bắt đầu nổi tiếng trong cả nước. Truyền thuyết "Triệu Thụ Đồn và Nam Mộc Nặc Na" cũng lưu truyền ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, My-an-ma, Lào v.v, My-an-ma cũng có dân tộc Thái, có nhiều phong tục giống nhau, truyền thuyết cũng vậy. Năm 1957, Đoàn ca múa tỉnh Vân Nam nơi Đao Mỹ Lan công tác đã tháp tùng Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai sang thăm My-an-ma, năm đó, Đao Mỹ Lan mới 13 tuổi. Khi biểu diễn buổi đầu tiên, Hoàng tử My-an-ma 17 tuổi ngồi xem ở dưới sân khấu, Hoàng tử đặc biệt yêu thích tài ba của Đao Mỹ Lan, nhờ người dò hỏi, được biết nữ diễn viên đóng vai "Công chúa chim công" có tên là "Nam Điệp Đề Na", đây là tên tiếng Thái của Đao Mỹ Lan, trong đó "Nam" là họ của Công chúa Hoàng gia, Hoàng tử bèn đề xuất muốn lấy Đao Mỹ Lan làm vợ. Nhưng, Thủ tướng Chu Ân Lai nói một cách chân thành và khéo léo rằng: "Công chúa chim công tuổi vẫn nhỏ, phải chờ vài năm đã." Hoàng tử nghe vậy, nghĩ rằng, phải chờ vài năm không thể chờ được. Họ quyết định theo phong tục cướp cô dâu của dân gian dân tộc Thái để xử lý việc này. Khi làm xong toàn bộ công tác chuẩn bị, Hoàng tử mới phát hiện Đao Mỹ Lan đã đáp máy bay về tới Côn Minh.

Khi đứng trước số phận, Đao Mỹ Lan không lựa chọn trở thành Công nương, mà lựa chọn đóng góp suốt cuộc đời của mình cho nghệ thuật múa. Để giới thiệu nghệ thuật ca múa dân tộc, dân gian truyền thống của Trung Quốc cho khán giả Trung Quốc và nước ngoài, năm 1962, Trung Quốc thành lập "Đoàn ca múa Đông Phương", Đao Mỹ Lan trở thành một diễn viên trong đoàn. Từ đó, trên sân khấu Trung Quốc và nước ngoài, với điệu múa dịu dàng, thướt tha, Đao Mỹ Lan đã trở thành một nốt nhạc đánh dấu niềm vinh dự và tự hào của các nghệ sĩ múa dân tộc Thái.

Nói chung, tuổi hoàng kim của diễn viên múa là từ 18 tuổi đến 23 tuổi, nhưng Đao Mỹ Lan đã duy trì tình trạng đỉnh điểm lên tới 38 tuổi, đối với phần lớn diễn viên múa mà mói, đây là mơ ước đầy tham vọng, nhưng bà đã thực hiện được.

Sau khi rời sân khấu, Đao Mỹ Lan luôn quan tâm tình hình phát triển của nghệ thuật dân gian dân tộc tỉnh Vân Nam. Bà nói, các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam có chủng loại múa phong phú, 25 dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều hát hay múa giỏi. Nhưng trong quá trình kế thừa và phát triển văn hóa múa, nhiều điệu múa dân tộc đã bị tác động mạnh bởi văn hóa ngoại lai. Trước điều này, bà Đao Mỹ Lan bày tỏ: "Chỉ có múa đặc sắc dân tộc, mới nhận được sự công nhận của thế giới. Lúc tôi học múa, tôi học động tác lắc cổ trong điệu múa Tân Cương, động tác lắc lưng trong điệu múa dân tộc Mông Cổ, phương pháp hít thở trong điệu múa ba-lê và thần sắc của mắt trong điệu múa Ấn Độ, nhưng cuối cùng vẫn là dùng điệu múa chim công của dân tộc mình chinh phục khán giả. Hiện nay, nhiều trường phái nghệ thuật nên tham khảo lẫn nhau, bù đắp cho nhau, hấp thu những thứ lành mạnh, tốt đẹp vào nghệ thuật của mình."

Vì vậy, năm 1994, tại châu Xíp-xỏng-bản-na và châu tự trị dân tộc Thái và dân tộc Cảnh Phả Đức Hồng, tỉnh Vân Nam, Đao Mỹ Lan cùng chồng Vương Thi Diệp đã lần lượt mở một "Trường Hy vọng Nghệ thuật Dân tộc Đao Mỹ Lan", mong qua đó phát hiện và đào tạo nhân tài nghệ thuật dân tộc thiểu số.

Hiện nay, bà Đao Mỹ Lan đã gần 70 tuổi, ngoài nghệ thuật múa ra, bà còn quan tâm tình hình phát triển xã hội của tỉnh Vân Nam. Bà nói, văn hóa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và văn hóa Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng, vì vậy bà cùng chồng đã đề xuất ý tưởng xây dựng "Khu vực tập trung chức năng du lịch văn hóa ASEAN" tại Côn Minh, tạo mặt bằng triển lãm, giao lưu và giao dịch văn hóa đặc sắc sông Mê-công đầu tiên của ASEAN, thông qua văn hóa để thúc đẩy hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực giữa các bên. Chúng tôi cũng mong ý tưởng này sớm trở thành hiện thực.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận