> vietnamese > TQ-ASEAN > Giao thương > Trung tâm hội viên
Bốn nguồn động lực lôi kéo thương mại Trung Quốc-ASEAN tăng trưởng
 Mới nhất:2012-03-27 00:27:04   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên mới đây, Tổng Thư ký Trung tâm Trung Quốc-ASEAN Mã Minh Cường nói, trong hơn 20 năm kể từ khi thiết lập cơ chế đối thoại hữu nghị Trung Quốc-ASEAN đến nay, thương mại hai chiều đang trên đà tăng trưởng theo mức bình quân mỗi năm 25%, điều này chứng tỏ, hàng hóa Trung Quốc và ASEAN rất có ưu thế bổ sung cho nhau, đây là cơ hội thương mại to lớn đối với doanh nghiệp của hai bên.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc-ASEAN đã lập mức kỷ lục cao trong lịch sử, lên tới 362 tỷ 330 triệu đô-la Mỹ, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2010. Tháng 1 năm nay, ASEAN lần đầu tiên vượt Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc.

Ông Mã Minh Cường nói, nguồn động lực lôi kéo thương mại Trung Quốc-ASEAN tăng trưởng chủ yếu đến từ bốn mặt. Một là kinh tế Trung Quốc-ASEAN phát triển nhanh chóng đã lôi kéo nhu cầu của thị trường bên ngoài. Hai là việc khánh thành Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN khiến ưu thế bổ sung lẫn nhau về kinh tế Trung Quốc-ASEAN đã được thể hiện một cách đầy đủ, chính đây là nguồn động lực quan trọng lôi kéo sự tăng trưởng của thương mại hai chiều. Trung Quốc cần các sản phẩm cơ điện, linh phụ kiện điện tử, dầu cọ, cao-su và dầu khí v.v của ASEAN, bên cạnh đó ASEAN cần phải nhập khẩu hàng loạt sản phẩm cơ điện, hàng nhật dụng, nguyên liệu dệt may v.v của Trung Quốc. Ba là quan hệ chính trị tốt đẹp và việc hoàn thiện cơ chế hợp tác các cấp Trung Quốc-ASEAN đã dành sự đảm bảo chính trị và cơ chế cho trao đổi thương mại hai chiều. Bốn là sự kết nối đường thủy, đường bộ giữa Trung Quốc và ASEAN cũng như ưu thế địa lý đã tạo thuận tiện cho trao đổi kinh tế, thương mại giữa hai bên.

Ông Mã Minh Cường nói, khi thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN vào tháng 1 năm 2010, doanh nghiệp của một số nước ASEAN từng có nhận xét bất đồng, lo ngại một số doanh nghiệp nào đó của ASEAN sẽ bị "nuốt" dưới bối cảnh "0% thuế quan". Thế nhưng trong hơn 2 năm qua, trong tình hình các nền kinh tế chủ yếu trên thế giới lần lượt rơi vào cảnh sa sút, thì lượng thương mại trong Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN lại tăng lên và thúc đẩy kinh tế các nước phát triển nhanh chóng. Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN không những đã trải qua cơn thử thách của khủng hoảng tài chính quốc tế lần này, đồng thời cũng đã thể hiện tầm mắt nhìn xa trông rộng của nhà lãnh đạo các nước hữu quan.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận