> vietnamese > TQ-ASEAN > Giao thương > Trung tâm hội viên
Giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ khắc phục khó khăn, tiếp tục tăng cường và sâu sắc
 Mới nhất:2012-03-27 09:06:55   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Mới đây, khi trả lời phóng viên Đài chúng tôi, ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, Phó Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trần Chương Lương cho biết, năm 2011, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 362,85 tỷ đô-la Mỹ, tăng 23,9%, cao hơn 1,4% so với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu chung của Trung Quốc. Ngoài ra, trong khi không ngừng sâu sắc hợp tác kỹ thuật, Trung Quốc và ASEAN còn mở rộng đào tạo nhân tài cho nhau, tin rằng giao lưu và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ khắc phục khó khăn, tiếp tục tăng cường và sâu sắc.

Được biết, kể từ khi Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc—ASEAN chính thức khánh thành ngày 1/1/2010, hàng năm nhà lãnh đạo Trung Quốc và 10 nước ASEAN đều gặp mặt ở Nam Ninh, Quảng Tây. Trên mặt bằng giao lưu Hội chợ triển lãm Trung Quốc—ASEAN, Quảng Tây đang ngày càng đóng vai trò đầu cầu, còn về nông nghiệp đóng vai trò càng quan trọng hơn. Ủy viên Chính Hiệp Trung Quốc, Phó Chủ tịch Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trần Chương Lương nói:"Quảng Tây là địa chỉ vĩnh cửu cho tổ chức Hội chợ triển lãm Trung Quốc—ASEAN, đây là một mặt bằng hợp tác lớn giữa Trung Quốc và ASEAN, như vậy Quảng Tây được hưởng lợi ích như ở chùa ăn lộc phật. Tất nhiên, Quảng Tây hiện nay phải xem xét làm thế nào để hợp tác với 10 nước ASEAN, đa số nước trong đó vẫn là nước nông nghiệp, cho nên hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp rất quan trọng." 

Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc—ASEAN là một khu vực mậu dịch tự do gồm những nước đang phát triển, có 1,9 tỷ dân, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng 6000 tỷ đô-la Mỹ, tổng kim ngạch thương mại đạt 4500 tỷ đô-la Mỹ. Hiện nay, Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc—ASEAN đã triển khai hợp tác xoay quanh các mặt sau đây:

Một là, giao dịch nông sản phẩm. Ông Trần Chương Lương cho biết, năm 2011, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc—ASEAN đạt 362,85 tỷ đô-la Mỹ, tăng 23,9%, cao hơn 1,4% so với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu chung của Trung Quốc cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN của Trung Quốc đạt 170,08 tỷ đô-la Mỹ, tăng 23,1%; kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN của Trung Quốc đạt 192,77 tỷ đô-la Mỹ, tăng 24,6%; nhập siêu từ ASEAN đạt 22,69 tỷ đô-la Mỹ, tăng 37,1%. So với thị trường truyền thống châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tăng mạnh. Năm 2011, ASEAN lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. ASEAN lần đầu tiên trở thành thị trường lớn nhất thu hút đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc.

Hai là, hợp tác sản xuất một số nông sản phẩm. Ông Trần Chương Lương cho biết, hiện nay Trung Quốc thiếu khoảng một nửa sản phẩm sắn, Quảng Tây là tỉnh sản xuất sắn nhiều nhất ở Trung Quốc. Quảng Tây mỗi năm sản xuất 5 triệu tấn sắn, chiếm 70% tổng sản lượng của Trung Quốc, nhưng sản lượng này chưa đủ, còn phải nhập khẩu một nửa sắn. Vì vậy, Quảng Tây đã đi ra nước ngoài, hợp tác trồng sắn ở Việt Nam, Cam-pu-chia và In-đô-nê-xi-a, sau khi chế biến ở địa phương, vận chuyển về Trung Quốc. Quảng Tây còn hợp tác với các nước ASEAN về mía, lúa nước, ngư nghiệp và hoa quả.

Ngoài giao lưu về kỹ thuật ra, Trung Quốc và ASEAN còn hợp tác tiến hành nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân tài. Quảng Tây phụ trách đào tạo khoa học-công nghệ cho cán bộ nông nghiệp và nhân viên khoa học-công nghệ của 10 nước ASEAN. Ông Trần Chương Lương nói:

"Hàng năm chúng tôi tổ chức nhiều lớp đào tạo ở Quảng Tây, đào tạo nhân tài nắm bắt công nghệ sản xuất nông nghiệp, rồi còn từng bước khởi động giao lưu giữa cấp cao hơn như Bộ Nông nghiệp. Lào, Cam-pu-chia có đất canh tác rộng, còn bên chúng tôi tuy thiếu nhiều sản phẩm, nhưng có công nghệ tiên tiến hơn, thì có thể tiến thêm một bước triển khai hợp tác. Còn một vấn đề nhiều người quan tâm là, nông sản phẩm, đặc biệt là ngành chăn nuôi của Đông Nam Á, vì có dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng v.v, Quảng Tây đứng trước sức ép khá lớn. Vì vậy, Hải quan phải quản lý nghiêm ngặt những sản phẩm này."

Sức ép đến từ sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN không chỉ ở mặt quản lý của Hải quan, còn có nhiều vấn đề phải giải quyết. Khi trả lời vấn đề cần phải giải quyết ngay trong hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN là gì, ông Trần Chương Lương nói:

"Về hợp tác trong nông nghiệp, trước mắt phải giao lưu nhiều hơn, muốn tăng cường tin cậy và mở rộng thị trường, điều quan trọng hơn là phải có những người biết làm ăn. Chẳng hạn, về sản phẩm thủ công nghiệp, phải biết thị trường ASEAN thiếu sản phẩm gì, thị trường Trung Quốc thiếu sản phẩm gì, như vậy để mở rộng thương mại. Còn một điều then chốt nhất là, hợp tác trồng trọt. Ở ASEAN trồng sản phẩm trên diện tích lớn với vài trăm nghìn mẫu hoặc hàng triệu mẫu, điều này đòi hỏi chúng tôi phải biết quản lý, biết làm thế nào hợp tác tốt hơn với đối phương, biết tình hình địa phương v.v. Chúng tôi phải biết tiếng của đối phương, vì nhiều người chưa biết nói tiếng địa phương."

Nói chung, con đường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN có triển vọng tốt đẹp. Khi trả lời vấn đề năm 2012 hợp tác nông nghiệp giữa Quảng Tây và ASEAN sẽ có những điểm nhấn gì, ông Trần Chương Lương nói, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ tiếp tục tăng thêm, một số nông sản phẩm của các nước ASEAN sẽ thông qua Quảng Tây đi vào thị trường Trung Quốc, chẳng hạn sầu riêng, còn những thực vật, hoa quả nhiệt đới mới lạ; Trung Quốc cũng sẽ thông qua biên giới Quảng Tây xuất khẩu càng nhiều nông sản phẩm, chẳng hạn rau củ quả và hoa quả; ngoài hoa quả của Quảng Tây ra, quả táo của tỉnh Thiểm Tây và tỉnh Sơn Đông cũng sẽ thông qua Quảng Tây xuất khẩu, đi vào thị trường ASEAN. Tất nhiên, hợp tác trồng trọt và giao lưu nhân tài cũng sẽ triển khai nhiều hơn trong năm 2012.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận