> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Chợ hát “mồng 3 tháng 3” – Lễ hội truyền thống của Quảng Tây
 Mới nhất:2020-03-26 18:00:35   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Dân tộc Choang là hậu duệ của dân tộc Lạc Việt cổ, là dân tộc thiểu số lớn nhất trong số 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, ngoài phân bố tại các tỉnhthành xung quanh Quảng Tây ra, nổi tiếng về hát đối. Ngày mùng 3 tháng 3âm lịch, còn được gọi là chợ hát, là ngày tết truyền thống long trọng của dân tộc Choang. Mỗi khi dịp tết, ngoài làm xôi Ngũ Sắc , bánh dày ngải và trứng gà đỏ để thương nhớ tổ tiên và chiêu đãi người thân ra, chủ yếu là tổ chức hoạt động “Chợ hát” long trọng. Hát đối là hoạt động giải trí truyền thông dân gian dân tộc Choang, cũng là hình thức độc đáo để con gái con trai giao lưu lẫn nhau. Chợ hát phổ biến ở vùng đất dân tộc Choang, tập chung ở sông Hồng Thuỷ và lưu vực sông Tả sông Hữu.

Trong chợ phiên, thường có ca hát đối đáp và các cuộc vui dân gian như ném tú cầu, bắn pháo bông, múa lân, thi kéo co, bắn nỏ… Các cô gái dân tộc Choang đeo tú cầu hát đối, nhảy múa tại lễ hội; chàng trai vừa hát vừa đánh đàn nhạccụ dân tộc truyền thống, tiếng đàn thánh thót uyển chuyển....Đặc biệt, dân ca của dân tộc Choang có nội dung phong phú, được đánh giá là viên ngọc quý trong khotàng văn nghệ dân gian của người Choang.

Phong tục truyền thống "Mùng 3 tháng 3 dân tộc Choang" được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc. Năm nay, tuy với sựảnh hưởng của tình hình bệnh dịch covid-19, Quảng Tây vẫn tích cực xây dựng thương hiệu giao lưu văn hóa dân tộc quốc tế, tổ chức hoạt động văn hóa và du lịch phong phú trên mạng, phát ra nhiều phiếu tiêu thụ để xúc tiến mua sắm, mong trên khắp mọi miền Quảng Tây –quê hương dân tộc Choang đều là "biển cá múa".

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận