> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
“Cách làm” và “lý do” của Chủ tịch nước Trung Quốc Tận Cận Bình trong hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19
 Mới nhất:2020-04-21 17:59:55   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Với số lượng ca nhiễm COVID-19 tại nhiều nước trên thế giới tăng liên tục, việc phòng chống dịch COVID-19 trên toàn cầu đã bước vào thời điểm then chốt, “toàn cầu cùng ứng phó, các nước cùng tiến thoái” đã ngày càng trở thành nhận thức chung trên thế giới.

“Tích cực triển khai hợp tác quốc tế phòng chống dịch bệnh” “bảo vệ an ninh y tế công cộng trong khu vực và toàn cầu”, đây là những câu nói được sử dụng nhiều lần trong các cuộc “đối thoại” với thế giới trong thời điểm nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình dẫn dắt Trung Quốc dốc sức phòng chống dịch COVID-19. Hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19, nhìn từ bản thân câu nói này, là một khái niệm hết sức to lớn, nhưng nếu nhìn từ những phát biểu công khai của Chủ tịch Tập Cận Bình, kết hợp hàng loạt hành động của Trung Quốc, nội hàm của “Hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19” - làm thế nào, tại sao làm như vậy? Nói một cách rõ ràng và cụ thể, trí tụê lâu đời của Trung Quốc về “Khí”, “Thuật”, “Pháp”, “Đạo” (tức công cụ, hành động, phương pháp, quan điểm) đã trở thành sự giải thích tốt nhất.

Về mặt “Khí”, trong quá trình phòng chống dịch COVID-19, Trung Quốc luôn kết nối với thế giới về vật tư. Pa-ki-xtan đã quyên tặng  Trung Quốc tất cả khẩu trang trong kho dự trữ trên cả nước, Mông Cổ tặng Trung Quốc 30 nghìn con cừu, v.v. trước đó, Trung Quốc đã tiếp nhận sự thiện chí và sự giúp đỡ đến từ các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần gửi lời cảm ơn tới các nước liên quan. Cùng với tình hình dịch COVID-19 tại nước ngoài leo thang, Chủ tịch Tập Cận Bình càng nhiều lần đề cập đến “cung cấp viện trợ theo khả năng của Trung Quốc cho các nước và khu vực xuất hiện sự lan truyền của dịch bệnh.”

Trải qua những khó khăn như “thiếu khẩu trang”, “bộ xét nghiệm Covid-19 cung ứng không đủ” trong giai đoạn đầu phòng chống dịch bệnh, Trung Quốc rất thông cảm với “nhu cầu hàng đầu” của các nước bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là một số nước có hệ thống y tế không ổn định. Mới đây, Trung Quốc đã quyên tặng vật tư y tế khẩn cấp theo khả năng của mình cho các nước và tổ chức như Pa-ki-xtan, Nhật Bản, Hàn Quốc, I-ran, Liên minh châu Phi, v.v. Chính phủ Trung Quốc còn quyên tặng 20 triệu USD cho Tổ chức Y tế thế giới, để ủng hộ Tổ chức Y tế thế giới triển khai hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19.

Về mặt “Thuật”, trong thời kỳ đầu bùng phát dịch bệnh, Trung Quốc đã ngay lập tức tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chia sẻ số liệu với thế giới. Phòng ngừa và điều trị bệnh truyền nhiễm là một vấn đề nan giải mang tính toàn cầu cần phải tập trung sức mạnh chung của trí tuệ nhân loại để giải quyết. Khi nói về hợp tác khoa học công nghệ để phòng chống dịch bệnh, Chủ tịch Tập Cận Bình đặc biệt chỉ rõ, “cần phải tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với các nước liên quan đặc biệt là các nước bùng phát dịch COVID-19 mạnh về các mặt như truy tìm nguồn gốc, thuốc men, vắc-xin, xét nghiệm, v.v, cùng chia sẻ số liệu và thông tin nghiên cứu khoa học, cùng nghiên cứu nêu ra phương án ứng phó.”

Về mặt “Pháp”, bên cạnh phòng chống dịch bệnh, Trung Quốc cũng dốc sức cùng các nước trên thế giới xây dựng hệ thống phòng chống về an ninh y tế công cộng. Trong các cuộc “đối thoại” với nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nêu ra Trung Quốc “không những chịu trách nhiệm đối với an toàn tính mạng và sức khỏe của nhân dân Trung Quốc, mà còn có tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp y tế công cộng toàn cầu”, dốc sức thúc đẩy hợp tác cơ chế hóa, thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống an ninh y tế công cộng.

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra thúc đẩy xây dựng “hiệp ước mới” giữa các khu vực thậm chí trên toàn cầu. “đẩy nhanh thực hiện hành động chăm sóc sức khỏe y tế trong ‘8 hành động’ tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi”, thúc đẩy xây dựng Trung tâm Phòng chống dịch bệnh châu Phi, tăng cường hợp tác phòng chống y tế công cộng và bệnh tật Trung Quốc – châu Phi”, Trung Quốc đề xuất xây dựng cơ chế liên lạc khẩn cấp y tế công cộng Trung Quốc - ASEAN, v.v. Sau khi xây dựng và hoàn thiện, những cơ chế này sẽ tiếp tục dựng lên chiếc ô lớn về an ninh y tế công cộng toàn cầu cho toàn nhân loại.

Nếu nói ba phương diện trên đã giải thích rõ ràng “làm việc đúng đắn như thế nào”, thì “Cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại” được Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh đã giải thích “những gì là công việc đúng đắn” từ tầm cao của “Đạo”. Đây cũng là nguyên nhân Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nhà lãnh đạo Trung Quốc có “sức lãnh đạo và ý nguyện chính trị đầy đủ ”.

Bất kể là quan niệm “Không ai là hòn đảo cô độc” trong trí tuệ phương Tây, hay là câu danh ngôn “Con cháu của A-đam đều là anh em, Anh em như thể tay chân” của Ba Tư cổ đại, hoặc là tục ngữ Trung Quốc “Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên” (Sông núi khác vực, nhưng trăng gió cùng trời)”, đều đã thể hiện nhận thức chung về giúp đỡ lẫn nhau, vận mệnh cùng có nhau giữa các nền văn minh khác nhau. Đây chính là cơ sở nhận thức và hướng dẫn hành động trong câu nói của Chủ tịch Tập Cận Bình về “An ninh Y tế Công cộng là thách thức chung đặt ra trước nhân loại, cần các nước chung tay ứng phó”.

Tính đến hiện nay, Trung Quốc đã lần lượt cử 13 nhóm chuyên gia y tế tới 11 nước như I-ran, I-ta-li-a, Xéc-bi-a, Cam-pu-chia, Lào, Phi-li-pin, v.v, cung cấp vật tư phòng chống dịch bệnh cho 127 nước và 4 tổ chức quốc tế, cùng tổ chức hơn 70 cuộc họp chuyên gia trực tuyến với hơn 150 nước và tổ chức quốc tế, v.v.

Tổng thống Xéc-bi-a Vu-xích đến tận sân bay đón và hôn lên cờ đỏ năm sao của Trung Quốc một cách đầy tình cảm; Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen phát trực tuyến về nhóm chuyên gia Trung Quốc đến Nông Pênh, được 600 nghìn cư dân mạng đón xem; Ngoại trưởng I-ta-li-a Lui-gi Di Mai-ô đánh giá nhóm chuyên gia y tế Trung Quốc và vật tư viện trợ do họ mang đến “sẽ cứu vãn I-ta-li-a”……

Đứng trước vi-rút nCoV-19, cộng đồng quốc tế chung tay chống dịch là xu thế tất yếu. Nhưng trong thời điểm này vẫn có một số người nói này nói nọ, phá hoại sự đoàn kết. Ngày 8/4, khi trả lời phỏng vấn, Ngoại trưởng Mỹ Pôm-peo một lần nữa bôi nhọ Trung Quốc, nói rằng dịch COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc, còn có một số phương tiện truyền thông phương Tây lại chỉ trích vô cớ về sự viện trợ của Trung Quốc. “Đổ vạ”, bôi nhọ thậm chí kích động như vậy, thì làm sao có thể chiến thắng được vi-rút nCoV-19? Làm sao có thể cứu vãn được tính mạng và sức khỏe của người dân?

Những người này càng như vậy, Trung Quốc càng cần phải làm tốt công việc của mình, làm tốt công tác phòng chống, thúc đẩy phát triển, giúp đỡ nhân dân thế giới theo khả năng của mình.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận