> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Một nhà hàng Việt Nam đã vượt qua khó khăn sau mùa dịch Covid-19
 Mới nhất:2020-11-16 18:33:02   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong lịch sử đối với ngành nhà hàng. Ngành nhà hàng sôi động trước đây đành phải tới tấp đóng cửa, thậm chí đứng trước khó khăn sinh tồn. Trước dịch Covid-19, Chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc đã tích cực đưa ra biện pháp hỗ trợ và tự cứu. Cùng với việc kiểm soát hữu hiệu dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc được phục hồi từng bước, ngành nhà hàng được dần trở lại với quang cảnh sôi động như trước. Ở Bắc Kinh có một nhà hàng món ăn Việt Nam, qua sự nỗ lực, nhà hàng này không những đã vượt qua khó khăn, mà còn thể hiện tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa.

Nhà hàng Susu đã mở cửa kinh doanh hơn 10 năm tại Bắc Kinh, chủ yếu bán các món ăn Việt Nam tươi và tốt cho sức khỏe, đã thu hút và được sự hoan nghênh của nhiều thực khách trong nhiều năm qua. Thế nhưng, dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm nay đã khiến nhà hàng bị “sốc”, hai trong số bốn chi nhánh của nhà hàng Susu buộc phải tạm thời đóng cửa. Chủ Nhà hàng Susu Lý Tuyết Bách nói:

“Tháng hai là lúc khó khăn nhất của chúng tôi, thu nhập cả tháng mới có hơn 10 nghìn Nhân dân tệ, không bằng thu nhập một ngày hiện nay chúng tôi, có khi cả ngày cũng không có thu nhập một tệ”.

Để giải quyết khó khăn thực tế cho các doanh nghiệp, thúc đẩy vận hành bình ổn và trật tự cho cả thành phố, tháng 2, Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm, miễn tiền thuê trong mùa dịch Covid-19. Bà Lý Tuyết Bách nói, một loạt biện pháp ban hành của Chính quyền thành phố Bắc Kinh như “nắng hanh giúp nón”.

“Trong mùa dịch Covid-19, Vườn sáng tạo văn hoá Long Phúc lúc đó đã miễn tiền thuê 3 tháng cho chúng tôi, ngoài ra chi nhánh ở Trung tâm thương mại Quốc Mậu cũng được hưởng chính sách ưu đãi miễn tiền thuê hai tháng, chi nhánh ở ngõ Tiền Lương là nhà hàng thuê nhà tư nhân, chủ sở hữu cũng miễn tiền thuê một tháng cho chúng tôi, cũng cấp ủng hộ cho chúng tôi”.

Tháng 6 năm nay, thành phố Bắc Kinh một lần nữa ban hành chính sách, cho phép doanh nghiệp xin tiền trợ cấp đào tạo với mức cao nhất là 3000 tệ/người và trợ cấp tiền cương vị lâm thời với mức tiêu chuẩn 1540 tệ/người. Việc này đã khiến bà Lý Tuyết Bách bắt đầu tổ chức đào tạo nhân viên. Bà Lý Tuyết Bách nói:

“Trong mùa dịch Covid-19, chúng tôi đã đào tạo kỹ năng cho nhân viên về mặt dịch vụ, quản lý, tài chính, nhân sự,v.v, đồng thời được xin tiền bù tương ứng”.

Ngoài chính sách ưu đãi và hỗ trợ ra, nhà hàng cũng tích cực “tự cứu”, nhanh chóng đưa ra biện pháp ứng phó, thí dụ như bán các món ăn trên mạng.

Trong lúc kinh doanh khó khăn nhất, nhà hàng không bỏ lỡ bất cứ nhân viên nào, bà Lý Tuyết Bách mong chuyển sự ấm áp của Chính quyền thành phố đến các nhân viên, để cuộc sống của họ có thể ổn định trong mùa dịch. Cũng chính vì vậy mà anh Lê Ngọc Quyền, đầu bếp chính Việt Nam liền quyết định ở lại Bắc Kinh trong cả mùa dịch. Anh Lê Ngọc Quyền nói:

“Sau khi xảy ra dịch-19, tất cả nhân viên đầu bếp Việt Nam đều đi làm ở nhà hàng thì vẫn được giữ nguyên 100% lương, còn những nhân viên chưa được trở lại cương vị vì dịch bệnh thì vẫn được hưởng mức lương cơ bản là 2200 tệ/tháng, tuy nhà hàng lúc đó rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề khó khăn lúc đó, tôi đã tìm cách để đưa ra các đồ ăn mang đi, mặc dù kết quả ban đầu không được tốt lắm, nhưng cũng mang lại một phần chút ít doanh thu cho nhà hàng và tạo điều kiện cho một số nhân viên đến quán để luyện tay nghề và nâng cao tay nghề để có công việc làm ”.

Theo đà kiểm soát dịch Covid-19 trong nước Trung Quốc ngày một phát triển theo hướng tốt, nhà hàng Susu đã dần được khôi phục, thậm chí còn xuất hiện đà tăng trưởng. Tháng 9 năm nay, bà Lý Tuyết Bách quyết định mở thêm một chi nhánh nữa tại Bắc Kinh. Bà Lý Tuyết Bách nói:

“Tình hình kinh doanh sau mùa dịch Covid-19 đã khá hơn so với cùng kỳ mọi năm. Tôi tràn đầy niềm tin đối với sự phát triển tương lai của mình”.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận