> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Cụ bà I-xra-en yêu thích vẽ tranh Trung Quốc
 Mới nhất:2020-12-16 18:20:08   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Ở I-xra-en, có một cụ bà 98 tuổi, cụ sinh năm 1922 tại Đại Liên, Trung Quốc, năm 1952 về I-xra-en, nhưng lại tình cờ yêu thích tranh Trung Quốc vào lúc 63 tuổi, và trở thành một họa sĩ. Câu chuyện giữa cụ với Trung Quốc như thế nào?

Cụ Fanya Pines sống một mình trong một ngôi nhà ở Giê-ru-xa-lem. Cụ đầu tóc bạc phơ, tinh thần quách thước, hoàn toàn không giống đã 98 tuổi. Kể từ năm 63 tuổi bắt đầu học vẽ tranh Trung Quốc, cụ đã sáng tác hàng trăm bức tranh, từng tổ chức triển lãm tranh tại I-xra-en. Những núi non hoa lá cụ vẽ đều tràn đầy không khí yên bình, điềm đạm nhã nhặn. Cụm từ mà cụ nhắc đến nhiều nhất chính là “yên bình”.

“Ước mơ của tôi chính là sở hữu một ngôi nhà yên bình tại Giê-ru-xa-lem, bởi vì Giê-ru-xa-lem không có ngày nào bình yên trong lịch sử. Tại ngôi nhà yên bình, tôi mong có một thư viện, có rất nhiều sách liên quan đến yên bình; tôi còn mong có một căn nhà có thể làm giảng đường, nói với mọi người cái gì là yên bình đối với cơ thể, cái gì là yên bình đối với tâm linh và đầu óc, điều này hết sức quan trọng”.

Kể ra cũng thú vị, cụ Fanya kết duyên với hội họa là bởi một cuốn sách “Vẽ bằng bộ não phải”. Cụ vốn muốn học cách quan sát sự vật qua học vẽ, không ngờ tác phẩm của cụ lại khác với màu sắc nồng đậm của tranh sơn dầu phương Tây, thể hiện đặc điểm thưa rậm vừa phải, nghĩa cảnh sâu xa của tranh thủy mặc phương Đông. Cho đến khi gặp một chị người Trung Quốc đến học ở Đại học Hebrew tại Giê-ru-xa-lem, cụ Fanya mới biết hóa ra tranh mình vẽ là tranh Trung Quốc. Bất giác, trong lòng cụ đã ghi dấu ấn của văn hóa Trung Quốc.

Trái tim của cụ Fanya đã về đến Trung Quốc, cụ mượn nhiều sách lịch sử, triết học Trung Quốc từ thư viện về đọc, rất thích “Lão Tử”, “Mạnh Tử”. Tư tưởng triết học cổ đại của Trung Quốc cho cụ nhiều gợi mở và linh cảm, tranh Trung Quốc của cụ ngày càng có thần khí.

“Tôi biết Trung Quốc là một nước rất lớn, nhân dân đầy trí tuệ, tôi thích lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là triết học Trung Quốc, thích Mạnh Tử. Đối với tôi mà nói, Khổng Tử nói nhiều về xã hội, Mạnh Tử nói về tinh thần, Mạnh Tử nói về làm thế nào trở thành một người, giáo dục con cái v.v, sách của ông rất tuyệt vời. Tôi rất thích tư tưởng triết học thời cổ Trung Quốc.”

Sau khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với I-xra-en, cụ Fanya ba lần trở về Trung Quốc, cảm nhận không khí hiện đại của các đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, nhưng cụ thích nhất vẫn là thành phố Đại Liên mà mình từng sinh sống, ở đó thảm cỏ xanh rì, tràn đầy sức sống, vẫn là quê hương trong mộng mơ. Năm 85 tuổi, cụ chuyên môn đến Trung Quốc học vẽ tranh Trung Quốc. Vài năm gần đây, còn có người I-xra-en đến tận nhà học vẽ tranh Trung Quốc với cụ. Nhưng năm nay do tác động của dịch Covid-19, lớp vẽ của cụ đã tạm ngừng.

Nói đến dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, cụ nói, nhân loại là một cộng đồng cùng chung vận mệnh, các nước nên chung tay hợp tác, cùng phòng chống dịch Covid-19.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận