> vietnamese > Tin tức > Vịnh bắc bộ > Trung tâm hội viên
Trung Quốc và Việt Nam vui đón kỷ niệm 71 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
 Mới nhất:2021-01-18 18:23:25   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

71 năm qua, quan hệ hai nước Trung-Việt đạp gió rẽ sóng, vượt không gian và thời gian.

Không quên nguyện ước ban đầu, ghi nhớ sứ mệnh

Kể từ thời cận đại đến nay, trong cuộc đấu tranh giành độc lập quốc gia và giải phóng dân tộc, nhân dân hai nước Trung - Việt kề vai sát cánh vì lý tưởng chung, kết nên mối tình hữu nghị đặc thù “vừa là đồng chí vừa là anh em”, viết nên những câu chuyện đi vào lòng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Công Trung Quốc, triển khai hoạt động cách mạng tại Trung Quốc hơn 12 năm, cùng các nhà lãnh đạo lão thành của Trung Quốc như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, v.v, kết nên mối tình hữu nghị nồng đậm mãi mãi không đổi thay, để lại tài sản quý báu cho quan hệ Trung - Việt, dựng nên tấm gương sáng ngời cho hai Đảng, hai nước học tập và noi theo trong quá tình giao lưu và hợp tác.

Kể từ thập niên 90 thế kỷ trước, dưới sự đích thân quan tâm và thúc đẩy của nhà lãnh đạo tối cao hai Đảng, hai nước, Trung Quốc và Việt Nam đã xác định phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo phát triển quan hệ hai nước “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, v.v, xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, nội hàm hợp tác không ngừng phong phú. Những năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện hai chuyến thăm lẫn nhau trong năm, cùng dẫn dắt quan hệ Trung - Việt mở ra tầm cao mới.

Xua tan mây mù, kiên định lòng tin

Đối với hai nước Trung - Việt nói riêng và cả thế giới nói chung, năm 2020 là một năm cực kỳ không bình thường. Dịch Covid-19 bùng phát bất ngờ đã đẩy nhanh tiến độ của cuộc biến đổi trăm năm chưa từng có, thế giới bước vào thời kỳ biến đổi bấp bênh, nền kinh tế thế giới suy thoái sâu sắc, dân sinh xã hội bị phá hoại nghiêm trọng. Trong bối cảnh này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hai lần điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, dẫn dắt quan hệ Trung - Việt đạp gió rẽ sóng, căng buồm ra khơi trong biến đổi khôn lường của tình hình quốc tế.

Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay, hai Đảng, hai nước Trung - Việt trước sau như một kiên trì nhân dân trên hết, sự sống trên hết, giúp đỡ lẫn nhau, cùng khắc phục khó khăn, chung tay giành được thành quả quan trọng trong việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, thể hiện tình hữu nghị nồng đậm “vừa là đồng chí, vừa là anh em” của hai nước Trung - Việt trong thời kỳ mới bằng hành động thực tế. Nhà lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi mật thiết về thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển ổn định, chung tay phòng chống dịch bệnh và thúc đẩy kinh tế phục hồi. Nhân dân hai nước hoạn nạn có nhau, giúp đỡ lẫn nhau, viết nên trang sử rung động lòng người về hợp tác phòng chống dịch bệnh hai nước Trung - Việt.

Dưới sự nỗ lực chung của hai bên, năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều Trung - Việt lội ngược dòng tăng trưởng, áp sát 200 tỷ USD, chiếm gần 30% kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN. Đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam nâng lên vị trí thứ ba. Địa phương và doanh nghiệp hai nước tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và hội thảo trực tuyến và ngoại tuyến. Mối quan hệ kinh tế hai bên ngày càng gắn bó, liên hệ ngành nghề ngày càng mật thiết, thể hiện đầy đủ cơ sở hợp tác vững chắc và tiềm năng phát triển.

Trước cuộc biến đổi trăm năm chưa từng có và tác động của dịch Covid-19, hai nước Trung - Việt phát huy ưu thế chính trị, kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm, đều nộp “bài điểm cao” trong việc phòng chống dịch bệnh, đi trước thế giới về phục hồi kinh tế. Hai nước Trung - Việt đều thể hiện hình ảnh an toàn, ổn định, tràn đầy sức sống, mang đến cho nhân dân mỗi nước niềm tin, sức khỏe và hạnh phúc.

Nắm bắt cơ hội, hợp tác cùng thắng

Dịch bệnh lần này gợi ý cho Trung Quốc, nhân loại đã bước vào thời đại mới kết nối, các nước gắn bó chặt chẽ về lợi ích, số phận. Trung Quốc trước sau như một gắn bó chặt chẽ tiền đồ số phận của Trung Quốc với tiền đồ số phận của thế giới, trong khi giữ vững nguyện ước ban đầu và sứ mệnh tìm kiếm hạnh phúc vì nhân dân, mưu cầu phục hưng vì dân tộc, cũng dốc sức vào việc đóng góp sức mạnh và trách nhiệm nhằm thúc đẩy thế giới phát triển phồn vinh.

Đứng trước giai đoạn lịch sử quan trọng mở ra hành trình mới xây dựng toàn diện đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, tiến vào mục tiêu phấn đấu một trăm năm thứ hai, Trung Quốc đề xuất đẩy nhanh kiến tạo cục diện phát triển mới lấy tuần hoàn trong nước làm chủ thể, tuần hoàn kép trong nước và quốc tế thúc đẩy lẫn nhau, đây là lựa chọn chiến lược dựa vào giai đoạn phát triển và điều kiện phát triển của nước mình, xem xét đầy đủ toàn cầu hóa kinh tế và thay đổi của môi trường bên ngoài, nhằm kết nối tốt hơn thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng thể chế mới kinh tế loại hình mở trình độ cao hơn, thực thi mở cửa đối ngoại phạm vi lớn hơn, lĩnh vực rộng hơn, tầng nấc sâu hơn.

Bố cục phát triển mới của Trung Quốc sẽ mang lại cơ hội mới cho sự phát triển của các nước. Thị trường là nguồn lực khan hiếm nhất của toàn cầu, Trung Quốc đã hình thành thị trường đầy tiềm năng nhất toàn cầu với 1,4 tỷ dân, nhóm thu nhập vừa với hơn 400 triệu người, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đột phá 10 nghìn USD, nhiều cơ quan quốc tế dự báo quy mô thị trường bán lẻ hàng hoá Trung Quốc năm nay sẽ lên tới 6000 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa lũy kế trong 10  năm tới có triển vọng vượt 22 nghìn tỷ USD. Trong bố cục phát triển mới này, tiềm năng thị trường Trung Quốc sẽ được khơi dậy đầy đủ, tạo nhu cầu nhiều hơn cho các nước trên thế giới; cánh cửa mở cửa của Trung Quốc sẽ tiếp tục rộng mở, cùng các nước trên thế giới chia sẻ cơ hội phát triển; hợp tác đối ngoại của Trung Quốc sẽ không ngừng sâu sắc, cùng các nước trên thế giới thực hiện cùng có lợi, cùng thắng.

Nền kinh tế hai nước Trung - Việt có tính bổ sung lẫn nhau cao, đi lại kinh tế thương mại dồn dập. Có khoảng 30% hàng nông sản, 60% rau củ quả của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân Trung Quốc, vừa mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam. Chuỗi ngành nghề và chuỗi cung ứng của hai nước Trung - Việt hội nhập ở mức độ sâu, trong các ngành mũi nhọn xuất khẩu chủ chốt Việt Nam như sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, v.v, có khoảng 1/3 linh phụ kiện điện tử và 1/2 vật liệu phụ dệt may đến từ Trung Quốc. Trung Quốc xây dựng bố cục phát triển mới, trước hết sẽ mang lại lợi ích cho các nước xung quanh trong đó có Việt Nam.

Trung Quốc và Việt Nam cùng ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP), Trung Quốc tuyên bố sẽ tích cực xem xét gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thúc đẩy sớm thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương, sẽ tạo không gian mở rộng thị trường to lớn cho các nước xung quanh trong đó có Việt Nam, tăng thêm động lực mới nhằm thúc đẩy sự phát triển và phồn thịnh của khu vực.

Siết tay cùng tiến lên, cùng sáng tạo tương lai

Năm nay là năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mở ra hành trình mới xây dựng toàn diện đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, mạnh bước tiến vào mục tiêu 100 năm thứ hai. Việt Nam sẽ đón chào năm mở đầu của Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, nỗ lực phấn đấu nhằm thực hiện mục tiêu hùng vĩ trở thành nước phát triển vào năm 2045. Triển vọng năm mới, nhân dân hai nước Trung - Việt cùng mong đợi hòa bình và an ninh thế giới, mong đợi đất nước phồn vinh thịnh vượng, mong đợi cuộc sống hạnh phúc, an khang.

Trong quá trình hai nước Trung - Việt xây dựng bản quy hoạch hùng vĩ phát triển đất nước của mình, Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam siết tay cùng tiến lên, cùng đón chào cơ hội phát triển, cùng viết nên trang sử mới về tình hữu nghị Trung - Việt trong thời kỳ mới.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận