> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc công bố “Biện pháp quản lý mẫu vật lấy từ Mặt trăng” – Khuyến khích triển khai nghiên cứu chung quốc tế
 Mới nhất:2021-01-22 19:25:07   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Ngày 24/11/2020, tàu thăm dò Hằng Nga 5 thuộc Công trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc được phóng lên không gian, ngày 17/12/2020 trở về trái đất, cả thảy mang về khoảng 1.731 gam mẫu vật lấy từ Mặt trăng. Những mẫu vật quý báu lấy từ Mặt trăng này sẽ được bảo quản và sử dụng như thế nào? Ngày 18/1/2021, Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc chính thức công bố “Biện pháp quản lý mẫu vật lấy từ Mặt trăng”.

Phó Chủ nhiệm Công trình Thám hiểm Mặt trăng và Hàng không vũ trụ thuộc Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc Bùi Chiếu Vũ cho biết: “Chúng tôi lần đầu tiên có được mẫu vật lấy từ Mặt trăng, chủ yếu dùng để khuyến khích triển khai nghiên cứu khoa học, vì vậy chúng tôi sẽ dùng khoảng 80% mẫu vật vào mục đích nghiên cứu khoa học, khoảng 20% mẫu vật được cất giữ và cất giữ lâu dài. Làm như vậy, một mặt là nhằm chờ đến khi có biện pháp và điều kiện nghiên cứu khoa học tốt hơn và tiên tiến hơn, có mẫu vật dùng để nghiên cứu; mặt khác cũng là nhằm bảo tồn dấu tích của nền văn minh nhân loại”.

Về mặt hợp tác quốc tế, “Biện pháp” này quy định, bảo quản và sử dụng mẫu vật lấy từ Mặt trăng tuân theo công ước quốc tế liên quan mà Trung Quốc đã ký kết và tham gia, Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc khuyến khích triển khai nghiên cứu chung quốc tế về khoa học vũ trụ dựa trên mẫu vật lấy từ Mặt trăng, thúc đẩy quốc tế cùng hưởng thành quả.

Cùng ngày, Trung Quốc còn mời đại diện của các nước và tổ chức quốc tế như Pháp, Nga, Liên minh châu Âu, Tổ chức Hợp tác Vũ trụ châu Á - Thái Bình Dương, v.v. đến Đài Quan sát thiên văn Quốc gia Trung Quốc—đơn vị quản lý hệ thống ứng dụng trên mặt đất của tàu thăm dò Hằng Nga 5; trao tặng kỷ niệm chương về đối tác hợp tác quốc tế trong tàu thăm dò Hằng Nga 5 cho 4 cơ quan gồm Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Ủy ban Các hoạt động vũ trụ quốc gia Ác-hen-ti-na, Bộ Giáo dục đào tạo cao đẳng và Sáng tạo đổi mới Na-mi-bi-a, Ủy ban Nghiên cứu thượng tầng không gian và khí quyển Pa-ki-xtan, nhằm cảm ơn những cơ quan vũ trụ này hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực đo đạc điều khiển trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tàu thăm dò Hằng Nga 5.

Đại biểu Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Tham tán về vũ trụ của Đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc Robert Paluch nói: “Hợp tác với Trung Quốc có nội dung rất phong phú, sự hợp tác giữa hai bên đã bước lên tầm cao mới trong lĩnh vực thám hiểm vùng sâu thẳm vũ trụ. Tiếp theo, Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp sẽ sâu sắc hợp tác với Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc trong các nhiệm vụ tàu thăm dò Hằng Nga 6, tàu thăm dò Thiên Vấn 1. Những dự án hợp tác này hiện có tiến triển thuận lợi”.

Trung Quốc luôn giữ quan điểm phát triển bình đẳng, cùng có lợi, sử dụng vào mục đích hòa bình, hợp tác cùng thắng, tích cực triển khai hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thám hiểm Mặt trăng, thám hiểm sao Hỏa, công trình vệ tinh, dịch vụ phóng, đo đạc điều khiển, v.v.

Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc Trương Khắc Kiệm cho biết: “Trung Quốc sẽ tiếp tục làm phong phú thêm và hoàn thiện hệ thống vệ tinh cảm biến từ xa, triển khai nghiên cứu trong các lĩnh vực thiên văn thiên thể và vật lý thiên thể trong vũ trụ, khoa học Trái đất trong không gian, vật lý không gian Trái đất - Mặt trời, vật lý Mặt trời, v.v., dự định khánh thành Trạm không gian của Trung Quốc trước sau năm 2022. Trung Quốc còn sẽ tiếp tục thực thi các nhiệm vụ tàu thăm dò Hằng Nga 6, Hằng Nga 7 và Hằng Nga 8, và hợp tác với những nước và tổ chức quốc tế liên quan, cùng luận chứng xây dựng Trạm nghiên cứu khoa học quốc tế trên Mặt trăng”.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận