> vietnamese > Tin tức > Vịnh bắc bộ > Trung tâm hội viên
Ba đảo dân tộc Kinh ở biên giới Trung - Việt: “Gần biển sống dựa vào biển”
 Mới nhất:2021-01-26 18:20:25   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Gió biển rì rào, lá dừa đung đưa. Dưới nắng ấm ngày đông, chúng ta đến thăm ba đảo dân tộc Kinh ở biên giới Trung - Việt, cảm nhận bản sắc ven biển đậm đà nơi đây.

Dân tộc Kinh là dân tộc sống dựa vào biển duy nhất của Trung Quốc, với dân số hơn 20 nghìn người, ba đảo dân tộc Kinh ở thành phố Đông Hưng là nơi tập trung cư trú của dân tộc Kinh. Dạo bước trên con đường ven biển nơi đây, một bên là bãi cát vàng chạy dài rộng lớn, một bên san sát nhà nghỉ đậm đà hơi thở văn nghệ, còn có một số nhà nghỉ đang trong xây dựng. Ông chủ “thế hệ 9X” Đàm Thế Quân đang bận xây dựng nhà nghỉ hòm công-ten-nơ thu hút trên mạng, “dự kiến mở cửa đón khách vào tháng 6 năm nay”.

Cả ba thế hệ gia đình Đàm Thế Quân “gần biển sống dựa vào biển”, ông nội ngày xưa nhờ một chiếc phà ra biển đánh bắt cá làm kế sinh nhai, bố có đầu óc kinh doanh xây khách sạn và nhà hàng, mở dịch vụ thuê mô-tô nước, xe đi trên cát, v.v.. Năm 2017, Đàm Thế Quân nghỉ công việc ổn định, tiếp nhận quản lý sự nghiệp du lịch của gia đình. “Những năm nay ba đảo dân tộc Kinh ngày càng nổi tiếng, không ít người năm nào cũng đến đây sinh sống như ‘chim di trú’”. Đàm Thế Quân nói, là giới trẻ anh không những tích cực phát triển nhà nghỉ được giới trẻ ưa chuộng, còn du nhập các dịch vụ như bay trên bãi cát v.v. “Dịch vụ càng phong phú, du khách càng đông”.

Du lịch đã trở thành ngành nghề quan trọng của ba đảo dân tộc Kinh, gần 2/3 dân làng đều làm du lịch hoặc những việc liên quan đến du lịch.

Hiện nay trên ba đảo dân tộc Kinh đâu đâu cũng có thể bắt gặp những toà nhà xinh xắn đẹp đẽ, nhưng vào những năm trước thập niên 70 thế kỷ trước lại là cảnh tượng khác. “Nghèo đến nỗi chỉ có hải sản ăn qua ngày” không phải câu nói đùa trên ba đảo dân tộc Kinh trước kia.

Do người đông đất ít, thường xuyên thiếu lương thực, người dân tộc Kinh sống bằng nghề đánh cá hồi đó buộc phải gánh cá vất vả bắt được đi đường hơn 10 dặm đến thị trấn đổi lấy lương thực, một giỏ cá tôm chỉ có thể đổi lấy hai giỏ sắn hoặc ngô, gạo cũng là nguyện vọng xa xỉ. Về sau họ đắp đê lấp biển đào ruộng, mới có được tấc ruộng trồng lương thực, nhưng sản lượng ít ỏi.

Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, bà con dân tộc Kinh phát triển đa dạng, “gần biển sống dựa vào biển” xây dựng bãi nuôi biển hiện đại trên đất mặn, “gần biên giới thì phát triển dựa vào biên giới” ra sức phát triển thương mại biên giới, ngành du lịch càng phát triển sôi nổi. Hiện nay, thu nhập ròng bình quân đầu người của ba đảo dân tộc Kinh vượt 19 nghìn Nhân dân tệ.

Ngoài ngành du lịch phát triển sôi động ra, ngành ngư nghiệp và văn hóa truyền thống cũng bừng bừng sức sống. Tại thôn Sơn Tâm, ngành nghề nước mắm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cũng trở thành một trong những kênh quan trọng tăng thu nhập cho bà con.

Hoàng Thượng Văn làm nghề chế biến nước mắm đã 20 năm, nước mắm với cách chế biến truyền thống, khẩu vị chính cống đã tạo danh tiếng cho anh. “Bán rất chạy, không ít ông chủ đều đến tận nhà thu mua, nhà tôi còn mở hai cửa hàng chuyên bán tại thành phố Phòng Thành Cảng”. Năm ngoái, nhà anh Hoàng Thượng Văn sản xuất hơn 15 nghìn lít nước mắm, thu nhập gần 200 nghìn nhân dân tệ/năm.

Những năm gần đây, công trình văn hóa trên ba đảo dân tộc Kinh như Hát Đình, Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Kinh, v.v., cũng từng bước được hoàn thiện. Khi tổ chức “Liên hoan hát đình”, lễ hội truyền thống dân tộc Kinh, hoạt động văn hóa gồm lễ thờ cúng độc đáo, diễn tấu đàn bầu, v.v., cũng thu hút đông đảo du khách.

Dân tộc Kinh sống mặt hướng ra biển, chắc chắn sẽ đón chào xuân ấm hoa nở.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận