> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Miền Đông và miền Tây Trung Quốc hợp tác xóa đói giảm nghèo vượt qua núi sông góp phần tạo việc làm cho người dân ở vùng miền Tây
 Mới nhất:2021-02-18 18:17:44   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Từ khi chính thức khởi động cơ chế vùng miền Đông và miền Tây hợp tác xóa đói giảm nghèo năm 1996 đến nay, 25 năm qua, Trung Quốc lấy ưu thế phát triển của vùng miền Đông bù lấp mảng yếu phát triển của vùng miền Tây, lấy ưu thế đi trước của vùng miền Đông thúc đẩy sự trỗi dậy sau của vùng miền Tây, biến “xóa đói giảm nghèo kiểu truyền máu” thành “kiểu tạo máu”. Bất kể đi ra ngoài hay du nhập vào, hợp tác giữa hai bên đang thực hiện sự phát triển liên vùng bền vững.

Trước thềm Tết Nguyên đán, nhà máy của Công ty TNHH Điện tử Phúc Kiến Phi Mao Thoái ở quận Mã Vĩ, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến vẫn bận rộn. Năm 2018, công ty này bắt đầu tuyển dụng lao động gia đình nghèo khó đến từ Ninh Hạ. Hơn 1.000 lao động đến từ Cố Nguyên, Ninh Hạ làm việc ở đây, Trần Mãn Khố là một trong số đó.

“Lúc mới đến đây làm việc, lương tháng được khoảng 4.000 Nhân dân tệ, dần dần tăng lên đến 8.000, thậm chí hơn 8.000, tăng gần gấp đôi”.

Tính đến nay, số lao động nghèo khó đến từ Ninh Hạ có việc làm ổn định tại tỉnh Phúc Kiến lên tới 80 nghìn, trung bình tạo thu nhập 1 tỷ Nhân dân tệ/năm. Hơn 5.700 doanh nghiệp Phúc Kiến đầu tư lập nghiệp tại Ninh Hạ tạo việc làm cho hơn 100 nghìn người tại các khu vực nghèo khó Ninh Hạ. Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ Trần Nhuận Nhi nói:

“Hơn 30 huyện, 85 xã và thị trấn, 134 thôn thuộc 3 thành phố cấp địa khu tỉnh Phúc Kiến lần lượt kết nghĩa, hỗ trợ 9 huyện nghèo, 105 xã và thị trấn, 129 thôn hành chính thuộc 3 thành phố cấp địa khu của Ninh Hạ, giao lưu đi lại giữa hai tỉnh và khu tự trị càng thêm mật thiết, quan hệ ngày càng gắn bó, tình cảm cũng ngày một sâu đậm”.

Huyện Long Sơn ở Châu tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Mèo Tương Tây, tỉnh Hồ Nam từng là huyện nghèo sâu cấp quốc gia. Dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của quận Thị Trung, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, huyện Long Sơn đã ươm tạo ngành công nghiệp nhãn hiệu “Nhã Ba Muội” sản xuất hàng dệt may cổ truyền của dân tộc Thổ Gia. Tính đến cuối năm 2020, phân xưởng xóa đói giảm nghèo “Nhã Ba Muội” tạo việc làm cho 2.255 người ngay trước cửa nhà, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 20 nghìn/năm. Ông Doãn Hiểu Mục tạm giữ chức Phó Giám đốc Sở Phát triển và Cải cách huyện Long Sơn, quận Thị Trung, thành phố Tế Nam cho biết:

“Thực tiễn chứng minh, mô hình này góp phần lớn thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo thông qua hợp tác giữa vùng miền Đông và vùng miền Tây, hiệu quả rất rõ rệt. 4 năm qua, huyện Long Sơn đã mở 46 phân xưởng xóa đói giảm nghèo như vậy, tạo việc làm cho 2.255 người”.

Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến năm 2019, 9 tỉnh thành ở miền Đông chi ngân sách 49 tỷ 460 triệu Nhân dân tệ viện trợ các khu vực hợp tác xóa đói giảm nghèo, đầu tư 15 tỷ 280 triệu Nhân dân tệ vốn xã hội. Hơn 20 nghìn doanh nghiệp vùng miền Đông tới các khu vực hợp tác xóa đói giảm nghèo đầu tư, vốn đầu tư sử dụng đúng chỗ thực tế đạt 723 tỷ 700 triệu Nhân dân tệ. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển khu vực nghèo khó Đại học Bắc Kinh Lôi Minh cho biết, chiến lược công kiên thoát nghèo vùng miền Đông và miền Tây hợp tác xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc đã thể hiện “trí tuệ Trung Quốc” cho thế giới trong giải quyết vấn đề nghèo khó.

“342 huyện tương đối phát triển ở vùng miền Đông kết nghĩa trực tiếp, hỗ trợ 570 huyện nghèo ở vùng miền Tây, chiếm hơn 4/5 tổng số 832 huyện nghèo. Trên thực tế, vùng miền Đông không những mang đến nguồn vốn, mà còn mang lại công nghệ, nhân tài và kinh nghiệm cho vùng miền Tây, hơn nữa còn có một số kinh nghiệm trong xây dựng chế độ, góp phần rất lớn cho vùng miền Tây thực hiện nhiệm vụ công kiên thoát nghèo”.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận