> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Trung Quốc cam kết dùng thời gian ngắn nhất trong lịch sử thực hiện từ “đạt đỉnh về lượng khí thải CO2” đến “trung hòa các-bon”
 Mới nhất:2021-04-19 18:06:41   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Các bạn chắc vẫn nhớ, đầu năm nay các tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam có thời tiết rét đậm, dẫn đến hàng nghìn gia súc bị chết rét, người dân bị thiệt hại nặng nề. Trong khi đó, miền Bắc Trung Quốc cũng trải qua mùa đông lạnh nhất trong 20 năm qua, nhiệt độ ở Bắc Kinh có lúc xuống đến âm 20 độ C.

Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu đặt ra cho nhân loại. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng mạnh gây nên mối đe dọa to lớn cho môi trường và hệ thống sinh thái của Trái đất; các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, sóng thần, bão cát, v.v. do biến đổi khí hậu gây ra khiến các nước phải hứng chịu thiệt hại to lớn. Trong bối cảnh này, các nước trên thế giới giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng phương thức đạt được thỏa thuận toàn cầu.

Ngày 22/9/2020, Trung Quốc đặt mục tiêu phấn đấu thực hiện đạt đỉnh về lượng khí thải CO2 trước năm 2030, thực hiện trung hòa các-bon trước năm 2060. Mấy hôm trước, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tái khẳng định lời cam kết quan trọng này khi cùng Tổng thống Pháp Ma-crông và Thủ tướng Đức Méc-ken tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến Trung – Pháp – Đức.

Từ “đạt đỉnh về lượng khí thải CO2” đến “trung hòa các-bon”, các nền kinh tế phát triển như châu Âu và Mỹ đòi hỏi thời kỳ chuyển tiếp ít nhất 50 năm, nhiều nhất 70 năm. Trong khi Trung Quốc mong phấn đấu thực hiện trong thời gian khoảng 30 năm. Cần phải biết rằng, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển có tình hình phát triển thiếu cân bằng và đầy đủ. Chính vì vậy, không ít phương tiện truyền thông và cư dân mạng nước ngoài đồng loạt hoài nghi, thậm chí cho rằng đây là điều không thực hiện được.

Dùng thời gian ngắn nhất trong lịch sử thực hiện từ “đạt đỉnh về lượng khí thải CO2” đến “trung hòa các-bon”, liệu Trung Quốc có thực hiện được hay không?

Sa mạc Mu Us nằm ở giữa phía bắc tỉnh Thiểm Tây và khu vực Erdos, theo phương ngôn địa phương tên Mu Us có nghĩa là “nơi không có bóng dáng một ngọn cỏ”. Nhưng, trên 80% mảnh đất cằn cỗi này hiện đã biến thành ốc đảo, sa mạc này sắp là sa mạc đầu tiên biến mất ở Trung Quốc. Đây là một hình ảnh thu nhỏ phản ánh Trung Quốc đưa việc đạt đỉnh lượng khí thải CO2 và trung hòa các-bon vào bố cục tổng thể xây dựng văn minh sinh thái, thúc đẩy toàn diện phát triển nền kinh tế tuần hoàn xanh, các-bon thấp.

Hiện nay, diện tích của các khu rừng nhân tạo ở Trung Quốc lên tới 79,5 triệu héc-ta, đứng đầu thế giới. Trong 20 năm qua, 1/4 diện tích phủ xanh mới trên Trái đất là tại Trung Quốc.

Nhưng chỉ dựa vào trồng cây là không thể thực hiện trung hòa các-bon, tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải cũng là một biện pháp quan trọng của Trung Quốc. Năm 2009, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm 40-45% cường độ phát thải các-bon so với năm 2005, nâng tỷ lệ năng lượng phi hóa thạch trong tổng mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên khoảng 15%. Năm 2019, Trung Quốc đã thực hiện hai mục tiêu này trước thời hạn.

Trên thực tế, công suất các nguồn thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiên liệu sinh học lần lượt đạt 356 triệu, 210 triệu, 204 triệu và 23,69 triệu ki-lô-oát, đều đứng đầu thế giới. Trung Quốc còn giúp đỡ các nước xung quanh phát triển năng lượng kiểu mới. Chẳng hạn, Trung Quốc xây dựng nhà máy điện tiết kiệm tiêu hao năng lượng, nhà máy điện gió và nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam, vừa góp sức phát triển kinh tế, vừa tránh được vết xe đổ “phá hoại trước, trị lý sau” của các nước phát triển.

Muốn thực hiện trung hòa các-bon, điều quan trọng hơn là người dân có sự chuyển biến trong tư tưởng, quan điểm và lối sống. Lấy cá nhân tôi làm ví dụ, tôi không những đã đổi ô-tô chạy xăng bằng ô-tô năng lượng mới, mỗi ngày đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng. Khi đi bằng phương tiện giao thông công cộng, có thể tích điểm trung hòa các-bon, tích điểm đến mức nhất định có thể đổi lấy trồng một cây thật. Quan điểm xanh, các-bon thấp và phát triển bền vững này đã dần dần ăn sâu vào lòng người, khiến mọi người chứng kiến những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thực hiện cam kết.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận