> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Những “chữ ký đặc biệt” của Tổng Bí thư Tập Cận Bìn
 Mới nhất:2021-08-05 19:26:26   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình dẫn đầu thực hiện yêu cầu không viết đề từ và chữ lưu niệm ngoài có sự sắp xếp thống nhất ra. Nhưng chúng tôi phát hiện, có một số nơi đã để lại chữ ký đặc biệt của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Ngày 26/1/2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đến trạm gác Tam Giác Sơn trong gió lạnh thấu xương, ký tên của mình trên sổ đăng ký quan sát; Ngày 24/5/2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình bước lên tiền đồn trạm gác Đông Cực cao 30 mét, hỏi về tình hình thi hành nhiệm vụ, và ký tên nghiêm túc; Khi thị sát những tàu sân bay Liêu Ninh, tàu Hải Khẩu, tàu Tỉnh Cương Sơn, v.v, đồng chí đều ký tên trên nhật ký hàng hải.

Đồng chí Tập Cận Bình là một “cựu chiến binh”. Từ thời thiếu niên đã có tình cảm chân thành với quân đội, thời thanh niên vào làm việc tại cơ quan Quân ủy Trung ương.

Đồng chí Tập Cận Bình xuất thân từ gia đình cách mạng. Người cha Tập Trọng Huân là nhà cách mạng tiền bối, là một trong những người sáng lập và nhà lãnh đạo chính của Khu căn cứ địa cách mạng biên khu Thiểm - Cam, từng trải qua sự thử thách của chiến tranh. Vì vậy, đồng chí Tập Cận Bình từ nhỏ đã rất ngưỡng mộ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Mùa xuân năm 1979, sinh viên tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa Tập Cận Bình 26 tuổi nhận được thư bổ nhiệm: Làm thư ký của Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Cảnh Biểu. Đây là công việc thật sự đầu tiên của đồng chí Tập Cận Bình.

Sau khi đồng chí đến nhậm chức, ông Cảnh Biểu được điều đến Quân ủy Trung ương giữ chức Tổng Thư ký, đồng chí Tập Cận Bình cũng theo cùng chuyển vào làm việc tại Quân ủy Trung ương, cấp bậc là Tiểu đoàn phó, lương hàng tháng là 52 Nhân dân tệ. Đây là khởi điểm sự nghiệp quân đội của đồng chí Tập Cận Bình.

Sau đó, đồng chí Tập Cận Bình đến làm việc tại Huyện ủy Chính Định, tỉnh Hà Bắc vẫn còn mặc bộ quân phục đã phai màu. Trong một thời gian dài, đồng chí cũng thường xuyên mặc bộ quần phục cũ không có quân hàm này, có khi còn mang một chiếc túi đeo vai quân đội.

Hiện nay, trong văn phòng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, còn trưng bày tấm ảnh mặc quân phục khi đồng chí mới đi làm.

Năm 1982, đồng chí Tập Cận Bình đã rời Quân ủy Trung ương, trở thành một cán bộ phục viên. Trong khi giữ chức tại Hà Bắc, Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, đồng chí Tập Cận Bình đều kiêm nhiệm chức vụ của quân đội, tiếp tục kết duyên với quân đội.

Năm 2012, đồng chí Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương đầu tiên của thế hệ sinh ra sau khi nước Trung Hoa mới thành lập.

Hai kỳ họp hàng năm, Đoàn đại biểu Quân Giải phóng là Đoàn đại biểu duy nhất mà Tổng Bí thư hàng năm đều đến.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình thăm và làm việc tại địa phương, hầu như mỗi lần đều dành thời gian đi thăm bộ đội.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị công tác chính trị toàn quân Cổ Điền, Tổng Bí thư ngồi cùng 11 cán bộ và đại biểu anh hùng, vừa ăn “cơm Hồng quân” vừa giao lưu thân thiết.

Khi thi sát bộ đội tại cơ sở, đồng chí bước vào phòng tắm thử nước ấm, hài lòng nói, “Các chiến sĩ sau khi huấn luyện xong lúc nào cũng thể tắm bằng nước nóng, rất tốt”.

Tại nhà ăn của một đại đội, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cầm khay xếp hàng lấy thức ăn, cười nói với chiến sĩ ở đằng trước nhún nhường: “Đồng chí lấy trước, đồng chí lấy trước.” Theo sau chiến sĩ này, Tổng Bí thư Tập Cận Bình vừa lấy thức ăn vừa đếm: “1, 2, 3, 4, 5, 6, sáu món một canh, tốt.” Cuối cùng, Tổng Bí thư đã lấy một chiếc bánh màn thầu cắt thành hai miếng, nói rằng: “Bánh màn thầu của bộ đội rất ngon”.

Trong khi quan tâm các chiến sĩ tại ngũ, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng quan tâm đến những việc của quân nhân giải ngũ. Tổng Bí thư nói, cần “khiến quân nhân trở thành nghề nghiệp được cả xã hội tôn trọng”.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận