> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Đàn voi châu Á Vân Nam an toàn trở về phía nam sau hơn trăm ngày “xa nhà”
 Mới nhất:2021-08-12 18:08:04   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Tháng 4 năm nay, hơn mười con voi châu Á Vân Nam rời khỏi nơi sinh sống truyền thống di chuyển lên phía Bắc đã toàn bộ trở về phía nam vào ngày 8/8. Cơ quan hữu quan cho biết, tiếp theo sẽ tiếp tục hướng dẫn bảo đảm hoạt động tự do trong khu vực thích hợp của đàn voi, đồng thời sẽ thúc đẩy tiến trình xây dựng công viên quốc gia lấy voi châu Á làm đối tượng bảo vệ chính.

Kể từ ngày 16/4 đến nay, đàn voi châu Á di chuyển lên phía bắc rời khỏi nơi sinh sống truyền thống của mình, di chuyển hơn 110 ngày, đi qua chặng đường hơn 1300 ki-lô-mét, đi qua 8 huyện thị, quận thuộc 3 châu, thành phố như Ngọc Khê, Hồng Hà, Côn Minh. Ngày 8/8, 14 con voi châu Á di chuyển lên phía bắc đã trở về bờ nam sông Nguyên Giang. Tuy hiện nay đàn voi cách khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia Xíp-xoỏng-bản-na còn có một khoảng cách, nhưng theo Giám đốc Sở Lâm nghiệp và Thảo nguyên tỉnh Vân Nam Vạn Dũng, trở về bờ nam sông Nguyên Giang là điểm mấu chốt đàn voi trở về phía nam, đánh dấu công tác phòng ngừa an toàn và ứng phó khẩn cấp đàn voi châu Á di chuyển lên phía bắc của Vân Nam thu được tiến triển mang tính quyết định.

Trong thời gian đàn voi di chuyển, để bảo vệ mức tối đa đàn voi cũng như an toàn tính mạng và tài sản của người dân xung quanh, tránh xảy ra xung đột giữa con người với đàn voi, tỉnh Vân Nam đã huy động rất nhiều nguồn lực. Được biết, tính đến ngày 8/8, tỉnh Vân Nam cả thảy huy động hơn 25 nghìn nhân lực, 937 lượt máy bay không người lái, điều phối hơn 15 nghìn lượt ô tô ứng phó khẩn cấp, sơ tán hơn 150 nghìn quần chúng, cung cấp gần 180 tấn thức ăn cho đàn voi. Công tác bồi thường bảo hiểm trách nhiệm công chúng động vật hoang dã cũng được thúc đẩy có trật tự.

Chuyến di chuyển của đàn voi châu Á lần này đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của trong và ngoài nước. Hơn 1500 cơ quan truyền thông nước ngoài đưa tin về đàn voi châu Á của Trung Quốc, che phủ hơn 180 nước và vùng lãnh thổ.

Ông Vạn Dũng cho biết, việc di chuyển lên phía bắc của đàn voi châu Á chỉ là một hình ảnh thu nhỏ trong việc bảo tồn động vật hoang dã của Trung Quốc, đồng thời cũng phản ánh khách quan thành quả và hiện trạng bảo tồn voi châu Á của Trung Quốc.

“Qua nhiều năm bảo tồn, đàn voi châu Á đã tăng từ khoảng 150 con của năm 1978 đến hơn 300 con hiện nay; vào giữa thập niên 90 thế kỷ trước, đàn voi châu Á chỉ phân bố tại hai khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia là Xíp-xoỏng-bản-na và Nam Cổn Hà. Đến cuối năm 2020, phạm vi hoạt động lâu dài của đàn voi châu Á đã mở rộng đến 11 huyện, thành phố, quận, 55 xã và thị trấn của ba châu, thành phố tỉnh Vân Nam; cùng với việc thực thi các biện pháp cấm săn bắn toàn diện, voi hoang dã từ ‘sợ người’ xưa trở nên hoạt động ‘cùng với con người’ hiện nay”, thường xuyên đi vào đồng ruộng và bản làng kiếm ăn. Không gian hoạt động giữa con người với voi giao thoa cao độ.

Đối với cuộc sống của voi châu Á sau khi trở về nơi sinh sống, thành viên nhóm chuyên gia đàn voi châu Á di chuyển lên phía bắc Thẩm Khánh Trọng cho biết, cần phải đảm bảo hoạt động tự do của đàn voi trong khu vực thích hợp, đồng thời thúc đẩy tiến trình xây dựng công viên quốc gia lấy voi châu Á làm đối tượng bảo tồn chính.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận