> vietnamese > Tin tức > Tin quốc tế > Trung tâm hội viên
Trừng phạt doanh nghiệp nước khác với cái cớ nhân quyền một lần nữa vạch trần bản chất nhân quyền giả, bá quyền thật của Mỹ
 Mới nhất:2021-12-15 18:09:45   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã thực thi lệnh trừng phạt hạn chế đầu tư đối với Công ty khoa học công nghệ Thương Thang (SenseTime) của Trung Quốc với lý do về cái gọi là “xâm phạm nhân quyền Tân Cương”, khiến kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Công của công ty này gặp trở ngại. Mỹ đã thực hiện cuộc tấn công chính xác vào thời điểm Công ty SenseTime sắp niêm yết cổ phiếu, chính trị hoá hoạt động thương mại, phá hoại nghiêm trọng quy tắc và trật tự thị trường.

Đây là lần thứ 2 Công ty SenseTime bị Mỹ chèn ép. Trước đó, vào năm 2019, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trong đó có Công ty SenseTime vào cái gọi là“danh sách đen”. Dưới chiêu bài nhân quyền, Mỹ chèn ép các doanh nghiệp khoa học công nghệ cao Trung Quốc, cản trở và kiềm chế sự phát triển của khoa học công nghệ Trung Quốc, bảo vệ vị thế độc quyền và bá quyền khoa học công nghệ của Mỹ mới là thật.      

Những năm gần đây, Mỹ không ngừng chèn ép các doanh nghiệp khoa học công nghệ cao Trung Quốc với các lý do an ninh quốc gia, đe doạ quân sự, nhân quyền, v.v, Ngoài hàng trăm công ty bị Mỹ đưa vào “danh sách thực thể” trước đó như Hoa Vi, Trung Hưng, Hikvision, Iflytek, SMIC, v.v, ngày 24/11 năm nay lại có thêm 12 công ty Trung Quốc bị đưa vào cái gọi là“danh sách đen”.Những công ty này đều là đại diện của ngành khoa học công nghệ cao Trung Quốc. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ của chính quyền tiền nhiệm, William Barr từng tuyên bố không chút giấu diếm rằng: “Kể từ cuối thế kỷ 19, cơ hội phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của Mỹ đều bắt nguồn từ vị thế dẫn đầu của chúng ta trong lĩnh vực khoa học công nghệ; Trung Quốc muốn trở thành nước dẫn đầu về công nghệ và chủ đạo kinh tế trong tương lai sẽ đe doạ đến sự phát triển kinh tế của thế hệ sau của Mỹ và Mỹ liệu có tiếp tục là nước dẫn đầu về công nghệ hay không.”  


Trên thực tế, không chỉ nhằm vào Trung Quốc, việc Mỹ chèn ép các doanh nghiệp khoa học công nghệ cao của nước khác cũng không có gì mới. Ví dụ, năm 2013, Mỹ đã bắt giữ nhân viên quản lý cấp cao của Tập đoàn Alstom Pháp với những tội danh vô căn cứ, sau đó Tập đoàn Alstom bị tan rã, tài sản chính bị Tập đoàn GE Mỹ thu mua. Mỹ hạ bệ Tập đoàn Alstom chính là vì ưu thế công nghệ và sức cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ của công ty này, trở thành đối thủ cạnh tranh chính của GE, Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Mỹ. Không cạnh tranh nổi bằng công nghệ, Mỹ tiêu diệt đối thủ bằng thủ đoạn chính trị, mục đích chính là bảo vệ bá quyền khoa học công nghệ của Mỹ.

Có thể thấy trước rằng, việc Mỹ chèn ép các doanh nghiệp khoa học công nghệ cao của Trung Quốc sẽ không dừng lại, danh sách các công ty Trung Quốc bị trừng phạt sẽ ngày càng nhiều thêm cho đến khi Trung Quốc không có năng lực cạnh tranh với Mỹ. Song chỉ dựa vào việc chèn ép nước khác sẽ không thể nâng cao năng lực của mình, càng không thể giữ vị thế dẫn đầu của mình. Lịch sử đã nhiều lần chứng minh rằng, phong toả nước khác, tách rời với thế giới sẽ khiến nước mình tự cô lập và lạc hậu.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận