> vietnamese > Tin tức > Vịnh bắc bộ > Trung tâm hội viên
Chuyên gia Việt Nam: Kinh tế Trung Quốc có đòn bẩy phục hồi năm 2023
 Mới nhất:2023-03-27 18:40:44   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, Trung Quốc hằng năm đều đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Năm 2022, bất chấp khó khăn trùng trùng lớp lớp đến từ tình hình quốc tế biến động và đại dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 3%, cùng với đó là tổng thể xã hội duy trì ổn định, là tiền đề vững chắc hướng tới tăng trưởng chất lượng cao.

Tháng 3/2023, tại Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 14, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% cho năm nay sau khi xem xét đến nhiều nhân tố tổng hợp. Với tổng lượng kinh tế hiện đã lớn vượt 120 nghìn tỷ NDT cùng nhiều thách thức trong và ngoài nước, chính phủ Trung Quốc cho rằng đây không phải chuyện dễ dàng, cả hệ thống cần phải nỗ lực hết sức.

Là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về kinh tế quốc tế, Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam lại bày tỏ thái độ lạc quan, tin rằng kinh tế Trung Quốc có cơ sở để đạt mức tăng trưởng 5% đề ra cho năm nay.

\

Theo ông Võ Trí Thành, đòn bẩy thứ nhất là việc Trung Quốc mở cửa một cách mạnh mẽ sau khi ưu hoá chính sách phòng dịch COVID-19.

“Các hạn chế liên quan đến dịch bệnh được dỡ bỏ hết sức nhanh chóng, việc khôi phục đi lại và các hoạt động sản xuất, tiêu dùng là đòn bẩy quan trọng nhất cho phục hồi kinh tế năm 2023,” vị chuyên gia nhận định.

Không còn các biện pháp kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt, người dân Trung Quốc có cơ hội chi tiêu nhiều hơn. Trên đường phố, các hoạt động ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí diễn ra sôi động, bùng nổ doanh thu nhà hàng. Ngành du lịch trong nước có xu hướng phục hồi thần tốc. Dự báo năm 2023, khách du lịch nội địa Trung Quốc sẽ đạt khoảng 4 tỷ 550 triệu lượt người, tăng khoảng 80% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch nội địa đạt khoảng 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng khoảng 95%.

Dựa trên việc Trung Quốc mở cửa trở lại, ngày 30/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lên 5,2% năm nay từ mức 4,4% đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái. Đồng thời, IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2023 trên cơ sở kỳ vọng Trung Quốc sẽ đóng 25% cho kinh tế thế giới.

Sau gần 2 năm chìm trong khó khăn, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vừa qua đã có những tín hiệu khởi sắc: dòng chảy tín dụng mạnh hơn, lượt giao dịch tăng lên, niềm tin thị trường được cải thiện... Đây được coi là nhân tố tiếp theo thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phục hồi, theo chuyên gia Võ Trí Thành.

Chuỗi công nghiệp bất động sản Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 30% GDP cả nước, là ngành có đóng góp lớn nhất cho tổng sản phẩm quốc nội và có vai trò quan trọng đối với ngân sách chính quyền địa phương, việc làm, cũng như các ngành công nghiệp khác.

Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc dành sự quan tâm lớn cho sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản bằng cách hỗ trợ từ cả hai phía cung và cầu, thực thi triệt để nguyên tắc “nhà là để ở, không phải để đầu cơ”. Về phía nguồn cung, các ngân hàng được hướng dẫn cấp vốn như bình thường để duy trì dòng vốn ổn định và có trật tự trên thị trường, các doanh nghiệp bất động sản đầu ngành chất lượng cao được hỗ trợ phòng ngừa và tháo gỡ hiệu quả rủi ro... Về phía nhu cầu, chính phủ Trung Quốc triển khai chính sách tín dụng nhà ở linh hoạt tuỳ theo từng địa phương, hướng dẫn giảm lãi suất cho vay thực tế và tỷ lệ tiền đặt cọc khi mua nhà,… nhằm hỗ trợ tốt hơn nhu cầu của những người thực sự cần nhà ở.

“Với hàng loạt biện pháp quyết liệt đã đưa ra, tôi tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ giải quyết được những khó khăn hiện nay trong lĩnh vực tài chính bất động sản, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định,” chuyên gia Võ Trí Thành nói.

Các số liệu kinh tế vĩ mô trong 2 tháng đầu năm nay đã chỉ ra nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi nhanh và vững chắc. Xuất nhập khẩu tiếp tục mở rộng, các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, bán lẻ, đầu tư tài sản cố định…đều tăng vượt kỳ vọng, củng cố niềm tin thực hiện mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% đề ra.