> vietnamese > Tin tức > Tin quốc tế > Trung tâm hội viên
Vì sao vấn đề lao động trẻ em ở Mỹ vẫn là “bóng tối dưới ánh đèn” sau hơn 200 năm?
 Mới nhất:2023-05-12 18:32:52   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ, năm 2022, có hàng triệu thanh thiếu niên Mỹ làm thuê trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ thực phẩm, bán lẻ, vui chơi giải trí và xây dựng, trong đó đa số là trẻ em nhập cư. Hãng tin Reuters đưa tin cho biết, kể từ năm 2018 đến nay, lượng lao động trẻ em bị thuê mướn trái phép ở Mỹ đã tăng vọt 70%.

Mỹ luôn tự xưng là “hải đăng nhân quyền”, vậy, vì sao không chiếu sáng những người vị thành niên bị cưỡng bức lao động? Một nguyên nhân quan trọng là tồn tại sơ hở trong hệ thống pháp luật của Mỹ.

Trong nước Mỹ, những điều khoản pháp luật về lao động trẻ em là do Chính phủ Mỹ xây dựng dưới sức ép xã hội trong thời kỳ đầu thế kỷ 20. Những điều khoản này không cấm sử dụng lao động trẻ em, chỉ có một số hạn chế, khoác áo khoác hợp pháp cho một số ngành sử dụng lao động trẻ em.

Ngoài ra, cái giá phải trả cho hành vi trái pháp luật là thấp, mức phạt tiền không đáng kể, cũng khiến không ít doanh nghiệp Mỹ khoét lỗ hổng chui qua.

Vì sao hệ thống pháp luật về lao động trẻ em ở Mỹ tồn tại rất nhiều sơ hở? Điều này liên quan đến lịch sử của đất nước này.

Mỹ là một quốc gia tư bản chủ nghĩa do người nhập cư dựng lên, trẻ em nhập cư tham gia lao động là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ đầu. Nhất là trong thời kỳ chế độ nô lệ thịnh hành ở miền Nam của Mỹ, hiện tượng lao động trẻ em càng phổ biến hơn, trong đó, trẻ em gốc Phi bị mua bán đã chiếm tỷ lệ lớn.

Bên cạnh đó, chế độ chính trị hai đảng và chạy đua tranh giành quyền lực ở Mỹ cũng khiến vấn đề lao động trẻ em cứ kéo dài triền miên, không được giải quyết.

Trẻ em là niềm hy vọng, là tương lai. Nếu một quốc gia không thể nào bảo vệ được các quyền và lợi ích của trẻ em, làm sao xứng với cái tên “quốc gia văn minh”? Làm sao nói đến “nhân quyền”?