> vietnamese > Tin tức > Tin quốc tế > Trung tâm hội viên
Bình luận: Việc khảo sát nước thải hạt nhân Fukushima không nên trở thành trò hề chính trị
 Mới nhất:2023-05-24 18:48:00   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Những năm qua, kế hoạch xả nước thải hạt nhân  ra biển của Nhật Bản đã vấp phải sự phản đối và tẩy chay của tuyệt đại đa số nước trên thế giới, nhất là những nước ở Đông Á, chịu tác hại trực tiếp. Song điều khiến mọi người ngạc nhiên là, thái độ của Hàn Quốc đã có sự thay đổi lớn trong thời gian gần đây, Chính phủ Hàn Quốc từng một dạo cực lực phản đối việc này nay lại bất chấp sự phản đối của người dân trong nước, lặng lẽ thay đổi thái độ và biện hộ cho hành vi xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản. Lý do là góp phần vào việc “hoà giải giữa Hàn Quốc và Nhật Bản” dưới sự bảo trợ của Mỹ. Hành động vì lợi ích chính trị mà từ bỏ lợi ích của người dân đã dẫn tới sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hàn Quốc.

Ngày 22/5, sau khi Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa bế mạc, Chính phủ Hàn Quốc đã cử Đoàn khảo sát nước thải hạt nhân đến khảo sát tại Fukushima Nhật Bản, nhưng lần khảo sát này đã gạch tên những chuyên gia dân sự và phóng viên khỏi Đoàn khảo sát, tính công bằng và khách quan của hoạt động khảo sát lần này khó được đảm bảo, bị người dân Hàn Quốc nghi ngờ là làm qua loa cho xong chuyện. Không những vậy, đảng cầm quyền Hàn Quốc mới đây còn mời giáo sư thỉnh giảng của Đại học Oxford (Anh) Wade Allison tham dự buổi toạ đàm tại Quốc hội Hàn Quốc, nhấn mạnh tính an toàn của nước thải tại Fukushima. Trước khi Đoàn khảo sát lên đường, Hàn Quốc đã mời chuyên gia nhận định cái gọi là tính an toàn của nước thải tại Fukushima, vậy chuyến khảo sát lần này còn có ý nghĩa gì? Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura trước đó cũng nói thẳng, mục đích của Đoàn khảo sát Hàn Quốc đến Nhật Bản là “hiểu sâu hơn” về kế hoạch của Nhật Bản, chứ không phải là đến để “xác nhận tính an toàn”. Một quan chức Nhật Bản cũng cho biết, “Nhật Bản không có nghĩa vụ chấp nhận  các yêu cầu kiểm tra của nước khác”.

Những năm gần đây, Nhật Bản nỗ lực làm giảm bớt tính nguy hại mang tính toàn cầu của nước thải hạt nhân, nhiều lần biện bạch, nước thải hạt nhân sau khi xử lý còn có thể “uống” được, hòng chứng tỏ với thế giới rằng, nước thải hạt nhân sau khi qua xử lý “an toàn và đáng tin cậy”, nhưng đến nay vẫn chưa cung cấp đầy đủ chứng cứ khoa học và thực tế, báo cáo đánh giá cuối cùng của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế đối với phương án xả nước thải hạt nhân ra biển của Nhật Bản cũng chưa có kết quả.

Nước thải hạt nhân Fukushima có thực sự an toàn như Nhật Bản đã tô vẽ không? Mọi người đều biết, trong nước thải hạt nhân Fukushima có chứa hơn 60 loại chất phóng xạ, những chất ô nhiễm này có chu kỳ bán rã rất dài, chỉ bằng các biện pháp vật lý và hoá học cơ bản như sàng lọc, làm loãng, v,v, không thể nào làm sạch hoàn toàn. Đúng như Phó Thủ tướng Fiji Kami Kamiga chất vấn:Nếu nước thải hạt nhân qua xử lý an toàn như vậy, tại sao Nhật Bản không sử dụng nước thải hạt nhân vào  các lĩnh vực nông nghiệp, v,v, của nước mình? Kể cả truyền thông Nhật Bản cũng chỉ ra một cách sắc bén rằng: “Nếu chỉ làm loãng thì có thể uống được, thế thì không cần xả ra biển, vận chuyển tới Bộ Kinh tế làm đồ uống thì thế nào?”

Trong hơn hai năm sau khi Nhật Bản quyết đưa ra quyết định xả nước thải hạt nhân ra biển, tiếng nói chất vấn và phản đối của các nước quanh Thái Bình Dương và người dân trong nước Nhật Bản chưa bao giờ chấm dứt, nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn phớt lờ những tiếng nói phản đối trong và ngoài nước, khăng khăng xả nước thải hạt nhân ra biển. Nhà xã hội học Đại học Oakland (New Zealand) Cali Burch nêu rõ, Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy kế hoạch xả nước thải hạt nhân ra biển là coi thường trực tiếp đối với chủ quyền và quyền tự quyết của các nước Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương cũng không phải là cống thoát nước của Nhật Bản, vì tư lợi của bản thân, Nhật Bản đã chuyển “nguy cơ” nguồn nước thải hạt nhân cho toàn nhân loại. Đây là cách làm cực lỳ vô trách nhiệm. Dưới sự thúc đẩy của Mỹ, Chính phủ Hàn Quốc vì mục đích chính trị đã phối hợp với Nhật Bản làm trò hề chính trị bằng cuộc khảo sát, hành động này càng không được lòng người. Đối với việc ô nhiễm hạt nhân, các bên đều cần giữ thái độ khoa học, thông qua hiệp thương đầy đủ, cuối cùng tìm được phương án xử lý tối ưu, chứ không phải bị chính trị ràng buộc.