> vietnamese > Tin tức > Vịnh bắc bộ > Trung tâm hội viên
Các nước ASEAN mong triển khai hợp tác kinh tế số với Trung Quốc – Trong lòng Chủ tịch Tập Cận Bình có “kinh tế số”
 Mới nhất:2020-11-27 22:37:41   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN lần thứ 17 diễn ra từ ngày 27-30/11 tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc. Năm 2020 được xác định là năm hợp tác kinh tế số Trung Quốc – ASEAN. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn, Tổng Lãnh sự quán các nước ASEAN tại Nam Ninh như Việt Nam, Thái Lan, Ma-lai-xi-a v.v cho biết, việc hợp tác kinh tế số Trung Quốc – ASEAN sẽ mang lại động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực, mong cùng Trung Quốc triển khai hợp tác sâu sắc trong lĩnh vực kinh tế số. Từ Hội nghị Thượng đỉnh G20 đến Hội nghị In-tơ-nét thế giới, từ Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế “Một vành đai một con đường” đến Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, Tổng Bị thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần nhấn “like” cho kinh tế số.

Kinh tế số là hình thái kinh tế mà nhân loại thực hiện tài nguyên ưu hóa phân phối và tái sinh nhanh chóng, kinh tế phát triển chất lượng cao qua hướng dẫn của dữ liệu lớn. Dữ liệu đang trở thành một tài nguyên sản xuất. Bất cứ ngành nghề và lĩnh vực nào đều có thể tạo ra dữ liệu có giá trị, trong khi thống kê, phân tích, khai thác các dữ liệu này thì sẽ sáng tạo ra giá trị và của cải bất ngờ.


Dữ liệu lớn + Dân sinh

Tiến trình kỹ thuật số Trung Quốc đã mở rộng đến các lĩnh vực như hành chính, dân sinh, thực thể kinh tế v.v, “nông nghiệp số”, “nhà trường số”, “cộng đồng chung cư số”...thành quả kỹ thuật số đang nở rộ ở các nơi tại Trung Quốc.

20 năm trước, khi “trái đất kỹ thuật số”, “xã hội kỹ thuật số” còn đang trong giai đoạn khái niệm, đồng chí Tập Cận Bình lúc giữ chức Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến đã đề xuất mang tính dự kiến về ý tưởng chiến lược xây dựng “Phúc Kiến kỹ thuật số”, định hướng, bố cục, mở đầu tốt đẹp cho việc xây dựng “Phúc Kiến kỹ thuật số”, gieo “hạt giống” cho “Trung Quốc kỹ thuật số”.

Năm 2002, một khu chung cư của tỉnh Phúc Kiến đưa ra phòng sách điện tử dành cho cư dân cộng đồng đầu tiên trong tỉnh, đợt đầu trang bị 10 chiếc máy vi tính. Đồng chí Tập Cận Bình rất quan tâm mạng in-tơ-nét có thông suốt hay không, cư dân có thể truy cập thông tin gì trên mạng. Đồng chí tìm hiểu kỹ một cụ người cao tuổi lên mạng như thế nào trong phòng sách điện tử, và hỏi cụ “tốc độc truy cập mạng có nhanh không”?

Đồng thời, hệ thống nộp phí điện,nước từ xã cũng lắp đặt thí điểm ở tỉnh Phúc Kiến. Đồng chí Tập Cận Bình tìm hiểu hệ thống này ghi lượng điện từ xa như thế nào, và hỏi “có ghi chính xác hay không”. Hồi đó, băng thông rộng vào các hộ cự dân khoảng 2MHz, nhân viên trả lời rằng cần con người hỗ trợ ghi và kiểm tra lượng điện. Đồng chí Tập Cận Bình yêu cầu các nhân viên không theo hình thức, làm việc thiết thực cung cấp dịch vụ thông tin hóa cho người dân.

“Dữ liệu lớn sẽ phát huy vai trò to lớn trong việc bảo đảm và cải thiện dân sinh.” Tại buổi học tập thể lần thứ hai của Bộ Chính trị về thực thi chiến lược dữ liệu lớn quốc gia, Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng chỉ rõ, “phải đẩy mạnh in-tơ-nét + giáo dục, in-tơ-nét + y tế, in-tơ-nét + văn hóa, v.v, để người dân tránh đi lại nhiều, dữ liệu đi thay, không ngừng nâng cao trình độ dịch vụ công một cách trung bình hóa, phổ biến hóa, tiện lợi hóa”.

Năm 2020, chịu tác động của dịch COVID-19, hoạt động kinh tế -  thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc đứng trước thách thức mới. Đối mặt với tình hình kinh tế phức tạp, Tổng Bí thư Tập Cận Bình chủ trương tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng, biến khủng hoảng thành cơ hội, “phải nắm bắt cơ hội do ngành nghề kỹ thuật số hóa, kỹ thuật số ngành nghề hóa mang lại, đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng kiểu mới như mạng lưới 5G, trung tâm dữ liệu v.v, dốc sức bố cục phát triển ngành nghề mới, ngành nghể có triển vọng mang tính chiến lược như kinh tế số, sức khỏe, tài liệu mới v.v, đẩy mạnh đổi mới khoa học công nghệ, dốc sức tăng cường điểm tăng trưởng mới, hình thành động năng phát triển mới.”

Kể từ khi bùng phát dịch COVID-19, kinh tế số với đại diện là ngành in-tơ-nét đã nổi lên, mô hình mới như trực tiếp tiêu thụ online, đào tạo online, du lịch trên đám mây v.v được phổ biến nhanh chóng. Dịch COVID-19 đã khiến các ngành nghề kỹ thuật số nắm bắt cơ hội, các ngành nghề truyền thống cũng được thúc đẩy chuyển đổi theo kỹ thuật số hóa, nâng cấp theo thông minh hóa. Báo cáo của Sở Nghiên cứu Kinh tế - Ứng dụng Viện Hàn lâm Thượng Hải dự báo, quy mô kinh tế số Trung Quốc có triển vọng vượt Mỹ vào năm 2026 – 2030. Đến năm 2030, kinh tế số Trung Quốc có triển vọng vượt ngõ 150 nghìn tỷ Nhân dân tệ, chiếm khoảng 80% GDP, đến lúc đó, Trung Quốc sẽ bước vào xã hội kỹ thuật số toàn diện.

“Khủng hoảng và cơ hội luôn chung sống và cùng tồn tại, khắc phục khủng hoảng sẽ là cơ hội”. Thời kỳ hậu đại dịch, Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ dẫn dắt kinh tế Trung Quốc xây dựng bố cục phát triển mới.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận