> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Điều gì khiến Tổng Bí thư Tập Cận Bình “tính toán từng tấc”
 Mới nhất:2021-01-06 17:36:48   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Đất canh tác là tài nguyên hết sức quan trọng và hiếm hoi, có vị trí cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và dân sinh, coi như là tấc đất tấc vàng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, điều này đồng nghĩa với không thể tách rời việc bảo vệ đất canh tác nghiêm ngặt. Bắt đầu từ năm 2014, Việt Nam đã trợ cấp nông nghiệp cho 18 tỉnh, thực thi chính sách bảo vệ đất canh tác. Giống với Việt Nam, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc năm 2020 diễn ra cách đây không lâu đã đặt 8 nhiệm vụ trọng điểm trong năm 2021, trong đó “giải quyết tốt vấn đề hạt giống và đất canh tác” được mọi người quan tâm. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh, đất canh tác là tài nguyên quý báu của Trung Quốc, cần bảo vệ đất canh tác như bảo vệ gấu trúc.

Từ Lương Gia Hà, Thiểm Tây đến Trường Thinh, Phúc Kiến, lại đến nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh, “Cần kiên trì không dao động chế độ bảo vệ đất canh tác và tiết kiệm sử dụng đất nghiêm ngặt nhất”. Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ thông qua những câu chuyện sinh động về đồng chí Tập Cận Bình thiết diện vô tư và “tính toán chi li” trong việc bảo vệ đất canh tác.

Tại Thiểm Tây, đồng chí Tập Cận Bình dẫn dắt bà con đích thân xây dựng ruộng đất

Năm 1969, đồng chí Tập Cận Bình chưa đến 16 tuổi đã chủ động xuống nông thôn ở Thiểm Bắc, thôn Lương Gia Hà khi đó, núi nhiều đất ít, bà con ăn không no. Trong mùa nông nhàn vào mùa đông giá rét, đồng chí Tập Cận Bình đã dẫn dắt bà con khai thác ruộng đất ... Đồng chí đã dẫn dắt bà con khai thác 5 mảnh đất lớn, tăng mấy chục mẫu đất canh tác cho thôn.

Tại Hà Bắc, đồng chí Tập Cận Bình dẫn dắt bà con nông dân tiến về bãi hoang

Năm 1982, đồng chí Tập Cận Bình đến nhậm chức tại huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc, Chính Định có diện tích đất hoang rộng lớn, trong nhiều năm không ai cày cấy, tiềm năng cải tạo rất lớn. Đồng chí Tập Cận Bình cho rằng cần phải giải quyết mâu thuẫn người đông đất ít của huyện Chính Định, cần tiến về bãi đất hoang. Trong huyện đã nghiên cứu triển khai thí điểm tại Công xã Đông Lý Song, trao quyền kinh doanh đất bãi sông cho nông hộ, 30 năm không thay đổi. Việc trồng trọt có được quyền tự chủ, đã kích thích tính tích cực cải tạo đất bãi sông của nông dân, mọi người đào giếng trong đất bãi sông, trồng cây trái, lạc và các loại lương thực phụ, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp hai lần.

Tại Phúc Kiến, đồng chí Tập Cận Bình trị lý việc xói mòn đất tại Trường Thinh

Tết Dương lịch năm 1998, đồng chí Tập Cận Bình khi đó giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến đã viết đề từ “Trị lý xói mòn đất, xây dựng nông nghiệp sinh thái” cho Trường Thinh. Dưới sự quan tâm của đồng chí Tập Cận Bình, trong 10 năm liền, việc trị lý xói mòn đất ở Trường Thinh đều được đưa vào dự án làm việc thiết thực cho người dân của tỉnh Phúc Kiến. Đồng chí Tập Cận Bình 5 lần điều tra nghiên cứu tại Trường Thinh, thúc đẩy việc trị lý xói mòn đất đi vào chiều sâu. Trong khi đảm nhiệm Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến, đồng chí đã xét xử nghiêm các vụ án sử dụng đất trái phép, đối với các vụ án xâm chiếm đất canh tác trái phép, đồng chí không bao giờ qua quýt cho xong chuyện, không thiên vị ai. Hiện nay, đồng chí Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc vẫn là như vậy. Đồng chí nêu rõ, “Vạch đỏ 1,8 tỷ mẫu đất canh tác vẫn cần giữ vững, bên cạnh đó diện tích đất canh tác hiện có cần duy trì cơ bản ổn định”. Chỉ có giữ được đất canh tác, mới có thể giữ được bát cơm của bà con.

Tại Hà Nam, Tổng Bí thư Tập Cận Bình coi trọng việc khai thác sử dụng đất canh tác

Giữ vững vạch đỏ đất canh tác không những thể hiện bằng số lượng, mà còn thể hiện bằng chất lượng. Vì vậy, Tổng Bí thư Tập Cận Bình rất coi trọng việc khai thác sử dụng đất canh tác. Tháng 5/2014, khi khảo sát tại tỉnh Hà Nam, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã xuống đồng ruộng, khuyến khích phát triển hiện đại hoá nông nghiệp, sử dụng tốt hơn đất canh tác, thực hiện sản lượng cao trong diện tích nhỏ, phát triển bền vững. Khi thấy ngành nông nghiệp có triển vọng bội thu, Tổng Bí thư Tập Cận Bình vui mừng nói: “Chúng ta đều là xuất thân từ việc trồng hoa màu, nhìn thấy tình hình sinh trưởng của lúa mì tốt như vậy, tôi và dân làng đều cảm thấy rất vui. Nói như lời của bà con, bánh bao năm nay đủ ăn rồi”.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận