> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Tài chính xanh tạo cơ hội mới cho hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài
 Mới nhất:2021-03-18 17:43:31   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:北部湾在线

Trung Quốc xác định mục tiêu phấn đấu đạt đỉnh về lượng thải CO2 vào trước năm 2030, thực hiện trung hòa các-bon vào trước năm 2060. Tại Hội nghị Ủy ban Tài chính - Kinh tế Trung ương diễn ra ngày 15/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh cần phải đưa việc đạt đỉnh CO2, thực hiện trung hòa các-bon vào bố cục chung xây dựng văn minh sinh thái, thực hiện mục tiêu này đúng thời hạn. Trang web “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho biết, “thái độ ứng phó biến đổi khí hậu của Bắc Kinh là nghiêm túc”.

Hội nghị Ủy ban Tài chính - Kinh tế Trung ương còn yêu cầu hoàn thiện các chính sách thuế tài chính, giá cả, tài chính, đất đai, v.v., có lợi cho phát triển xanh, các-bon thấp, tích cực phát triển tài chính xanh, tăng cường hợp tác quốc tế biến đổi khí hậu, thúc đẩy xây dựng quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Tài chính xanh sẽ tạo cơ hội và không gian mới cho hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài.

Tập đoàn Goldman Sachs cách đây không lâu công bố báo cáo cho biết, Trung Quốc sẽ đầu tư 16 nghìn tỷ USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến môi trường trong 20 năm tới nhằm thực hiện mục tiêu trung hòa các-bon vào trước năm 2060, đồng thời tạo ra 40 triệu việc làm. Phó Giám đốc Điều hành toàn cầu, Giám đốc khu vực Trung Quốc Tập đoàn Điện khí Schneider Đức Doãn Chính đã nhìn thấy cơ hội thương mại to lớn từ đó, ông cho rằng “sứ mệnh và chuyên môn công nghệ của chúng tôi ăn khớp cao độ với mục tiêu giai đoạn phát triển mới của Trung Quốc về mặt phát triển xanh và sáng tạo”.

Theo số liệu của Công ty Fitch, cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tính đến tháng 11 năm 2020, quy mô thị trường trái phiếu xanh Trung Quốc tăng vọt từ chưa đến 1 tỷ USD của cuối năm 2014 lên tới 164,9 tỷ USD, đứng đầu toàn cầu. Công ty Fitch dự báo “thị trường trái phiếu xanh Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục phồn vinh trong 5 năm tới”. Trung Quốc tiếp tục mở rộng mở cửa đối ngoại của thị trường trái phiếu, tính đến cuối tháng 11 năm 2020, tỷ lệ công ty nước ngoài chiếm thị trường trái phiếu tổng thể của Trung Quốc đã tăng từ 1,67% vào cuối năm 2014 lên tới 3,07%. Kết hợp quy mô đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh của Trung Quốc nói trên to lớn, đối với cơ quan tài chính vốn nước ngoài mà nói, thị trường trái phiếu xanh của Trung Quốc đầy triển vọng.

Trung Quốc và châu Âu cũng hợp tác thành công trong lĩnh vực tài chính xanh. Trung Quốc và ngân hàng trung ương các nước Hà Lan, Pháp, Anh, Đức, v.v., cùng khởi xướng xây dựng mạng lưới các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát quản lý để xanh hóa hệ thống tài chính (NGFS) nhằm tăng cường quản lý rủi ro hệ thống tài chính, huy động nguồn vốn xã hội tiến hành đầu tư xanh, các-bon thấp. Hiện nay mạng lưới này đã có 83 thành viên, trở thành mặt bằng quan trọng triển khai hợp tác nghiên cứu tài chính xanh của cơ quan giám sát quản lý tài chính.

Tháng 10 năm 2019, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương và Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu Van-đi-a Đôm-brốt-xkít (Valdia Dombrovskis) cùng tuyên bố khởi xướng mặt bằng quốc tế tài chính bền vững (IPSF), nhằm mục đích sâu sắc hợp tác quốc tế, huy động nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư bền vững môi trường. Được biết, hai bên Trung Quốc và châu Âu dự định đưa ra tiêu chuẩn chung tài chính xanh Trung Quốc - châu Âu trong năm nay. Tiêu chuẩn chung này nếu có thể đưa ra thuận lợi sẽ bức xạ đến xây dựng “Một vành đai, một con đường” xanh, cung cấp tham khảo cho các nước dọc tuyến cũng như đông đảo thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, cùng làm lớn ngành công nghiệp xanh và thúc đẩy tiến trình trị lý khí hậu toàn cầu.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận