> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Di chỉ Tam Tinh Đôi chứng kiến bố cục nhất thể hóa đa nguyên của nền văn minh Trung Hoa – có thể từng tham gia giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh châu Á
 Mới nhất:2021-03-25 18:15:30   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Thời gian qua, công tác khai quật 6 hầm cúng tế mới phát hiện tại Di chỉ Tam Tinh Đôi, Trung Quốc đang diễn ra khẩn trương, thu hút sự quan tâm cao độ của cộng đồng quốc tế. Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu khảo cổ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Thi Kình Tùng cho biết, Di chỉ Tam Tinh Đôi đã vạch ra một nền văn minh chưa được mọi người biết đến trước đây.

“Đặc biệt là hai hầm đồ vật phát hiện vào năm 1986 đã khai quật một lượng lớn đồ đồng đen, đồ vàng, ngà voi và đồ ngọc, những cổ vật này đều có nội hàm hết sức độc đáo. Chẳng hạn như có hình ảnh nhân vật đồng đen tả thực, đồ đồng đen hình mặt trời, cây thần mang tính biểu tượng rất lớn, còn có rất nhiều đồ vật thể hiện cảnh cúng tế, bên cạnh đó cũng có gậy vàng tượng trưng cho vương quyền, đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa Tam Tinh Đôi là vương quyền và thần quyền cùng tồn tại, điều này khác với văn hóa nhà Thương trong cùng một thời kỳ. Một loạt phát hiện quan trọng bao gồm di chỉ đô thành và các công trình kiến trúc lớn nói lên đồng bằng Thành Đô lúc đó đã hình thành một quốc gia”.

Giám đốc Hội đồng Khảo cổ học Trung Quốc Vương Nguy nêu rõ, Di chỉ Tam Tinh Đôi cũng là minh chứng mạnh mẽ cho bố cục nhất thể đa nguyên của nền văn minh Trung Hoa.

“Di chỉ Tam Tinh Đôi khiến chúng ta biết được tồn tại một nền văn minh đồng đen rất độc đáo ngoài khu vực cốt lõi của nhà Thương, xét từ nghiên cứu hiện nay, có thể là văn minh Cổ Thục. Nền văn minh Trung Hoa là đa nguyên, nhất thể, có nhiều cội nguồn, có đặc sắc riêng, cuối cùng hình thành bố cục lấy vùng trung du sông Hoàng Hà ở khu vực Trung Nguyên làm trung tâm”.

Các chuyên gia khảo cổ cho rằng, Tam Tinh Đôi là một nền văn minh cởi mở và bao trùm, không những gắn bó chặt chẽ với văn minh Trung Nguyên, văn minh trung du và hạ du sông Trường Giang và văn minh khu vực Tây Bắc, có lẽ còn có giao lưu đi lại với các nền văn minh châu Á thời cổ. Ông Thi Kình Tùng nói:

“Chẳng hạn như đồ đồng đen và đồ vàng của Tam Tinh Đôi khá giống với một số cổ vật cùng loại của Tây Á về sự phân loại và phong cách nghệ thuật, vì vậy, giới học thuật lúc đó đề xuất quan điểm là cùng một loại, có thể văn hóa Tam Tinh Đôi diễn biến dựa trên văn hóa bản địa, nhưng cũng tiếp nhận văn hóa Nhà Thương ở khu vực Trung Nguyên, ngoài ra, còn có một số nhân tố của các nền văn minh Tây Á, hình thành một văn hóa phức hợp. Lộ trình truyền bá có thể là từ Tây Bắc đến Tây Nam, đây là một sự suy đoán. Ngà voi, sò biển cũng có thể từ Ấn Độ hoặc các khu vực khác truyền vào”.

Ngay từ năm 2006, Di chỉ Tam Tinh Đôi đã cùng Di chỉ Kim Sa, quan tài mộ thuyền Cổ Thục được đưa vào danh sách dự bị Di sản văn hóa thế giới của Trung Quốc với danh nghĩa quần thể di chỉ Cổ Thục. Mặc dù hiện vẫn chưa chính thức xin công nhận là di sản thế giới, nhưng theo ông Thi Kình Tùng, quần thể di chỉ Cổ Thục đã đủ tiêu chuẩn trở thành Di sản văn hóa thế giới.

Công tác khai quật các hầm cúng tế mới tại Di chỉ Tam Tinh Đôi hiện đang được triển khai, đã hội tụ nhân viên khảo cổ và kỹ thuật tiên tiến nhất của nhiều ngành khoa học trong nước Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, những cổ vật mới được khai quật và công tác nghiên cứu tiếp theo sẽ giải đáp càng nhiều thắc mắc, đồng thời cung cấp nhiều số liệu và tham khảo hơn cho công tác bảo tồn và xin công nhận là Di sản thế giới bước tiếp theo.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận