> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
“Tên lửa Trung Quốc mất kiểm soát đe dọa Trái đất”? Họ chẳng ngu đâu
 Mới nhất:2021-05-07 18:12:26   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Tên lửa đẩy Trường Chinh 5 của Trung Quốc mất kiểm soát? Thông cáo của quân đội Mỹ gây xôn xao thế giới, cũng thành công khiến thế giới một lần nữa hướng tầm ngắm vào Trung Quốc. Mới đây, nhiều cơ quan truyền thông phương Tây bán rao việc mảnh vỡ của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B sắp trở về tầng khí quyển. Về việc này, cơ quan hàng không vũ trụ Trung Quốc trước đó từng nhiều lần đứng ra giải thích, các nhà khoa học Trung Quốc và nước ngoài cũng đồng loạt lên tiếng, cho biết trường hợp mảnh vỡ tên lửa trở về Trái đất gây phương hại tới nhân loại là cực kỳ ít ỏi.

Một là, quá trình bay về Trái đất của mảnh vỡ tên lửa không có cái gọi là “được kiểm soát” và “mất kiểm soát”, hiện không có nước nào có thể “kiểm soát” mảnh vỡ tên lửa. Tuy nhiên, “mất kiểm soát” không có nghĩa là không nắm rõ tình hình, Trung Quốc không phải lần đầu tiên phóng tên lửa, quỹ đạo bay của các mảnh vỡ tên lửa mỗi lần đều được tính toán tỉ mỉ. Từ khi đưa quả vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên vũ trụ, hơn 60 năm qua, Trung Quốc không bao giờ xuất hiện trường hợp tương tự trong lịch sử phóng tên lửa.

Hai là, Trung Quốc tiến hành ô-xy hóa tầng cuối cùng của tên lửa trở về tầng khí quyền, đây cũng là cách làm thông lệ quốc tế hiện nay. Đại đa số mảnh vỡ tên lửa đều bị đốt hết bởi nhiệt độ cao trong quá trình trở về tầng khí quyển, số còn lại chỉ có khả năng cực nhỏ gây đe dọa tới Trái đất. Đến nay, thế giới vẫn không có tiền lệ nào về mảnh vỡ tên lửa hoặc rác vũ trụ rơi trúng con người khi trở về tầng khí quyển.

Ba là, mảnh vỡ tầng cuối cùng của tên lửa trở về Trái đất, rơi tự nhiên là phương án thông lệ trong  nước và quốc tế, rất nhiều nước, trong đó có Mỹ đều áp dụng phương án này. Các mảnh vỡ tên lửa sẽ hình thành một lượng lớn rác vũ trụ nếu không rơi xuống Trái đất, gây ảnh hưởng lớn tới an toàn và môi trường vũ trụ.

Nhà vật lý thiên văn học của Trung tâm Vật lý thiên văn học Đại học Ha-vớt Jonathan McDowell nói với kênh truyền hình CNN Mỹ rằng, “rủi ro xác tên lửa rơi trúng bạn nhỏ đến nỗi khó mà tin được. Bởi vậy, tôi sẽ không vì khả năng nhỏ này mà đánh mất giấc ngủ một giây”.

Thủ đoạn được nâng cấp, tư duy không thay đổi. Sở dĩ các cơ quan truyền thông phương Tây đồng loạt quan tâm việc mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc rơi xuống Trái đất, mục đích là nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.

Trước hết, đây là thủ đoạn thường dùng rắp tâm bôi nhọ Trung Quốc của phương Tây trong thời gian qua. Từ Tây Tạng đến Tân Cương, từ Công ty Huawei đến phần mềm Douyin, truyền thông phương Tây không ngừng “sáng tạo” trên con đường bôi nhọ Trung Quốc. Lần này chuyển sang chiến trường khoa học - công nghệ vũ trụ cũng không còn là điều mới mẻ.

Hai là, khoa học - công nghệ vũ trụ Trung Quốc những năm qua phát triển nhanh chóng, tàu Hằng Nga 5 đáp xuống Mặt trăng, mang về mẫu phẩm Mặt trăng bị Mỹ lũng đoạn và chia sẻ vô tư cho các nước khác nghiên cứu; lần này tên lửa đẩy Trường Chinh 5B-Y2 chở mô-đun lõi Thiên Hòa của trạm vũ trụ được phóng thành công nói lên Trạm vụ trũ Trung Quốc sẽ là trạm vũ trụ duy nhất hoạt động trên quỹ đạo gần Trái đất của nhân loại trong tương lai không xa. Điều này khiến Mỹ vốn có ưu thế đầy đủ trên lĩnh vực vũ trụ phải chịu áp lực lớn.

Cuối cùng, có lợi ích thì sẽ có cạnh tranh, sự quan tâm của phương Tây đối với công nghệ vũ trụ Trung Quốc nói lên Trung Quốc đang là nhà cung ứng quan trọng trong lĩnh vực vũ trụ, gây thách thức rất lớn đối với thị trường vũ trụ vốn bị Mỹ và châu Âu khống chế.

Những người hâm nóng tên lửa Trung Quốc mất kiểm soát gây đe dọa tới Trái đất chẳng ngu chút nào, họ hiểu rất rõ các thường thức khoa học cơ bản này, nhưng vẫn lựa chọn làm như vậy, mục đích là nhằm rắp tâm bôi nhọ Trung Quốc.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận