> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Trung Quốc góp sức cho sự tiếp cận vắc-xin trên toàn cầu bằng hành động thực tế
 Mới nhất:2021-05-13 18:28:32   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Mới đây, dịch COVID-19 lại bùng phát ở Việt Nam, và nhanh chóng lây nhiễm tới hơn 20 tỉnh thành. Khi nào có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 một lần nữa trở thành câu chuyện được mọi người thảo luận sôi nổi. Tính đến nay, cả nước Việt Nam tổng cộng chỉ có khoảng 850 nghìn người thuộc nhóm người trọng điểm đã tiêm vắc-xin, trong khi đó, lượng tồn kho vắc-xin của Việt Nam đã sắp hết.

Vì các vấn đề như sản lượng vắc-xin toàn cầu không đủ, các nước phát triển tích trữ vắc-xin, v.v., Việt Nam chỉ nhận được số ít vắc-xin từ “Chương trình tiếp cận vắc-xin toàn cầu” (COVAX), hơn nữa, hàng chục triệu liều vắc-xin mà Việt Nam đã đặt mua cũng không có thông tin, khiến hơn 98 triệu người Việt Nam mỏi mắt trông chờ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 5/5, toàn cầu đã tiêm hơn 1,1 tỷ liều vắc-xin, nhưng trên 80% trong số đó là ở các nước có thu nhập cao và có thu nhập trung bình cao, trong khi ở đông đảo các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ tiêm chủng chỉ đạt 0,3%, thậm chí còn thấp hơn.

Lệnh cấm xuất khẩu vắc-xin và nguyên vật liệu sản xuất vắc-xin của chính quyền Đô-nan Trăm khiến các nước đang phát triển có cơ hội rất ít nhận được vắc-xin. Hiện nay, quyết định ủng hộ dỡ bỏ bản quyền vắc-xin mà Chính phủ Mỹ vừa tuyên bố lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước Liên minh châu Âu trong đó có Đức, Thụy Sĩ cũng như nhiều doanh nghiệp dược phẩm xuyên quốc gia.

Điều đáng mừng là, ngày 7/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin ngừa COVID-19 do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển, vắc-xin Sinopharm trở thành loại vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên không phải do các nước phương Tây sản xuất, được WHO công nhận về tính an toàn, tính hiệu quả và chất lượng. Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, các nước đang phát triển có sự lựa chọn đáng tin cậy mới về vắc-xin, vắc-xin Trung Quốc được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp sẽ có đóng góp quan trọng cho làm dịu lại tình trạng thiếu hụt vắc-xin, thúc đẩy sự tiếp cận và tính hợp lý về giá cả của vắc-xin.

Trên thực tế, trước đó Trung Quốc đã là nước cung ứng vắc-xin ngừa COVID-19 nhiều nhất toàn cầu. Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 240 triệu liều vắc-xin, vượt quá tổng số xuất khẩu của các nước khác, hơn nữa Trung Quốc còn cam kết sẽ cung ứng thêm 500 triệu liều.

Mới đây, trang web “Tự nhiên” của Anh đăng bài viết cho biết, “Vắc-xin của Trung Quốc đã thúc đẩy hành động tiêm chủng ở hơn 40 nước”. Tính đến nay, Trung Quốc đã viện trợ vắc-xin cho hơn 80 nước đang phát triển, xuất khẩu vắc-xin ra hơn 50 nước.

Để mở rộng cung ứng vắc-xin, Trung Quốc đã mở ra con đường mở rộng sản xuất trong và ngoài nước, trong nước mở rộng sản lượng, ở nước ngoài hợp tác xây dựng nhà máy với các nước thuộc thế giới thứ ba, thúc đẩy nội địa hóa sản xuất vắc-xin.

Ngày 6/5, công trình giai đoạn ba nhà máy sản xuất vắc-xin ngừa COVID-19 của Công ty công nghệ sinh học Trung Quốc thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng kết cấu chủ thể. Là nhà máy sản xuất vắc-xin lớn nhất toàn cầu, sau khi nhà máy khánh thành và đi vào hoạt động, sản lượng vắc-xin của Công ty công nghệ sinh học Trung Quốc sẽ đạt 3 tỷ liều/năm; ngày 9/5, Ai Cập tuyên bố, đợt đầu vắc-xin ngừa COVID-19 do Ai Cập và Trung Quốc hợp tác sản xuất tại Ai Cập sẽ ra mắt thị trường vào trung hạ tuần tháng 6, Ai Cập sẽ là nước đầu tiên ở châu Phi có năng lực sản xuất vắc-xin; ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất vắc-xin của Trung Quốc cũng đã triển khai hợp tác sản xuất vắc-xin tại các nước đối tác cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường” như In-đô-nê-xi-a, Bra-xin, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Ma-lai-xi-a, Pa-ki-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ, v.v.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc không ngừng mở rộng sản lượng vắc-xin COVID-19, sẽ giúp giải quyết vấn đề “thiếu hụt về sản lượng vắc-xin” và “thiếu hụt về phân phối vắc-xin” mà toàn cầu đang đối mặt, góp sức cho thế giới sớm xây dựng phòng tuyến chung phòng chống dịch bệnh.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận