> vietnamese > Tin tức > Tin quốc tế > Trung tâm hội viên
Mỹ – “kẻ tái phạm nghe lén” vì sao vẫn không chừa?
 Mới nhất:2021-06-04 18:23:25   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Trong cuộc sống thường ngày, khi bạn gọi điện thoại, truy cập trang mạng, gửi thư điện tử, hoặc chơi trò chơi trực tuyến, bạn cũng có thể là đối tượng bị cơ quan tình báo Mỹ đánh cắp thông tin cá nhân. Nghĩ đến việc này khiến mọi người phải phát sợ.

Mới đây, truyền thông Đan Mạch phanh phui Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ thông qua Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch hòa mạng Internet Đan Mạch để thu thập dữ liệu ban đầu, nghe lén nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước đồng minh ở châu Âu trong đó có Thủ tướng Đức Méc-ken. Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận quốc tế.

Mọi người có lẽ vẫn nhớ, năm 2013, trên truyền thông, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ Edward Snowden phanh phui Chính phủ Mỹ nghe lén rộng rãi các cuộc điện thoại và đường dẫn truy cập Internet toàn cầu, điện thoại di động cá nhân của Thủ tướng Đức Méc-ken cũng là một trong những đối tượng nghe lén. Nhà lãnh đạo các nước châu Âu đồng loạt chỉ trích hành vi nghe lén của Mỹ. Dưới sức ép, ngày 31/10 cùng năm, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, hành vi nghe lén của Mỹ “quá đáng”, và cam kết không tái diễn tình trạng nghe lén.

Nhưng, xét từ thông tin mới nhất do Đan Mạch phanh phui, hành vi nghe lén nhà lãnh đạo các nước châu Âu mà Mỹ thực hiện năm 2014 vẫn đang tiếp diễn. Mỹ – “kẻ tái phạm nghe lén” này vì sao luôn tái phạm mà không chừa? Chắc là vì tư duy chủ nghĩa bá quyền của Mỹ đang quấy phá.

Là siêu cường quốc, Mỹ lợi dụng bá quyền trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự và công nghệ để nghe lén các nước trong đó có các nước đồng minh, là chuyện có từ lâu.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, cơ quan tình báo Mỹ ngoài nghe lén các nước Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô cũ ra, còn nghe lén nhân sĩ phản đối chiến tranh ở nước mình, bao gồm người lãnh đạo phong trào đòi quyền công dân của người da đen Martin Luther King, võ sĩ quyền anh Muhammad Ali, v.v.

Năm 2013, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ Edward Snowden phanh phui, Mỹ từng thông qua Ô-xtrây-li-a nghe lén các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, v.v. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lúc đó Lương Thanh Nghị bày tỏ phản đối và yêu cầu Mỹ giải thích về việc này.

Trong kế hoạch nghe lén toàn cầu của Mỹ, Trung Quốc là đối tượng trọng điểm. Lâu nay, Mỹ luôn nghe lén, tấn công và xâm nhập cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, đại học và mạng lưới viễn thông của Trung Quốc, các đối tượng bị Mỹ nghe lén bao gồm nhà lãnh đạo, cư dân mạng, thuê bao di động của Trung Quốc.

Mỹ còn tự khoe là “vệ sĩ an ninh mạng”, vừa ăn cướp vừa la làng, cấm nước Mỹ sử dụng các thiết bị Huawei với cớ an ninh, còn yêu cầu các đồng minh không được sử dụng thiết bị Huawei. Điều đáng mỉa mai là Mỹ luôn nói Huawei và một số công ty khác mang lại rủi ro đánh cắp thông tin ở châu Âu. Nhưng, đối tượng triển khai hành động gián điệp và bị bắt tại chỗ lại là Mỹ.

Có cư dân mạng chỉ rõ, không phải vì thiết bị Huawei không an toàn, mà là vì thiết bị Huawei quá an toàn, mới khiến Mỹ đứng ngồi không yên. Nếu các nước đều sử dụng thiết bị Huawei không có “cửa sau”, thì Mỹ làm thế nào nghe lén toàn cầu?

Vụ bê bối nghe lén do truyền thông Đan Mạch phanh phui lần này một lần nữa giúp chúng ta nhìn rõ, ai mới là kẻ đánh cắp, ai mới là mối đe dọa đến an ninh thế giới!

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận