> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Học giả Trung Quốc nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam Lý Đại Vĩ
 Mới nhất:2022-03-31 17:58:38   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Tháng 12/2006, nhận lời mời của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Viện Cổ vật và Khảo cổ học tỉnh Tứ Xuyên, Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cùng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam thành lập đội khảo cổ chung, tiến hành khai quật khảo cổ di chỉ Nghĩa Lập. Đây là cán bộ khảo cổ học Trung Quốc đầu tiên làm công tác khảo cổ ở nước ngoài, mở đầu cho ngành khảo cổ học Trung Quốc đi ra thế giới. Toàn cầu hóa công tác khảo cổ học không những chỉ giới hạn trong lĩnh vực khai quật khảo cổ học, mà còn thể hiện trong lĩnh vực nghiên cứu khảo cổ học, Phó nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa khoa học-kỹ thuật Đại học Dân tộc Quảng Tây Lý Đại Vĩ là một trong những người âm thầm trau dồi trong lĩnh vực nghiên cứu khảo cổ học.

Kể từ lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vào năm 2017, chứng kiến hóa thạch răng  vượn Homerectus  ở hang Thẩm Khuyên cất giữ tại Viện Khảo cổ học Việt Nam, làm quen với Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam Nguyễn Gia Đối, thế là Lý Đại Vĩ đã gắn bó keo sơn với ngành khảo cổ học Việt Nam.

Năm 2017, Lý Đại Vĩ đang theo học tiến sĩ bắt đầu tự học tiếng Việt. Năm 2018, Lý Đại Vĩ xin và nhận tài trợ dự án từ Quỹ Khoa học-xã hội quốc gia Trung Quốc và có chuyến thăm và học tập tại Viện Khảo cổ học Việt Nam kể từ tháng 3/2019, là học giả Trung Quốc đầu tiên tới thăm và học tập tại Viện Khảo cổ học Việt Nam, thầy giáo hướng dẫn là Viện trưởng Nguyễn Gia Đối.

Phương hướng nghiên cứu của Lý Đại Vĩ là áp dụng khoa học-kỹ thuật để nghiên cứu di chỉ khảo cổ thuộc giai đoạn hậu kỳ Pleistocene ở Việt Nam, tìm kiếm mô hình nghề sinh sống cũng như thích ứng với môi trường của người hiện đại ở khu vực Đông Nam Á. Trong chuyến thăm và học tập tại Việt Nam, Lý Đại Vĩ hầu như đi khắp Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh ở miền Bắc, trọng điểm khảo sát các di chỉ văn hóa tiền sử liên quan đến khu vực Hoa Nam Trung Quốc. Trong quá trình đi thực địa, ông từng ngồi các loại phương tiện giao thông, ấn tượng là chuyến đi thực địa ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam, ông đi xe máy đến khảo sát các di chỉ khảo cổ khác nhau.

Lý Đại Vĩ cũng cảm nhận được phong tục tập quán nhân văn độc đáo của Việt Nam trong khi khảo sát các di chỉ khảo cổ Việt Nam, chẳng hạn như bữa sáng đông-tây kết hợp gồm phở gà và cà phê, lễ hội dân tộc độc đáo ở Tây Nguyên. Việt Nam có phong cảnh tươi đẹp, người dân chất phác, nhiệt tình hiếu khách, mọi người đều tiếp đãi Lý Đại Vĩ nồng hậu, khiến ông thấy cảm thấy ấm lòng khi ở nơi đất khách quê người.

Việt Nam có tài nguyên khảo cổ học hết sức phong phú, hơn nữa trình độ quốc tế hóa khá cao, Lý Đại Vĩ đã tham quan rất nhiều di chỉ khảo cổ hợp tác với các ê-kíp quốc tế. Tại di tích hang đá Xóm Trại, tỉnh Hòa Bình và di chỉ Mái Đá Ngườm, ông đã làm quen với rất nhiều đồng nghiệp khảo cổ học ở Việt Nam, tăng thêm sự hiểu biết sâu sắc đối với giao lưu văn hóa khảo cổ học tiền sử Trung Quốc – Việt Nam trong các hoạt động điều tra nghiên cứu khảo cổ học ở thực địa.

Sau khi trở về Trung Quốc, Lý Đại Vĩ lần lượt đăng nhiều bài tham luận liên quan khảo cổ học Việt Nam. Lý Đại Vĩ còn phỏng vấn nhiều chuyên gia khảo cổ học nổi tiếng Việt Nam, đăng 3 bài  phỏng vấn trên tạp chí Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học tiền bối Việt Nam giữ niềm ký ức sâu đậm về những chuyện trong quá khứ khiến Lý Đại Vĩ hết sức cảm động. Ông Nguyễn Lân Cường là chuyên gia về cổ nhân học Việt Nam, năm 1951, ông Cường mới 11 tuổi đã đến Trường Dục Tài Quảng Tây, Trung Quốc học tập. Ông Cường nói với Đại Vĩ rằng, rất mong tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc – Việt Nam thông qua giao lưu khảo cổ học giữa hai nước.

Hàng trăm năm qua, Việt Nam đã tích lũy một lượng lớn tài liệu và thành quả nghiên cứu khảo cổ học, tuy nhiên, số thành tựu này truyền đến Trung Quốc không nhiều bởi nguyên nhân ngôn ngữ và lịch sử. Lý Đại Vĩ nói: “Ban đầu làm nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam đa phần do đam mê, đơn thuần là muốn làm, thích nghiên cứu về Việt Nam; tuy nhiên, sau nhiều năm khi có sự hiểu biết sâu hơn đối với nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam, tôi thấy nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam phần lớn hơn là do trách nhiệm và đảm đương”.

Lý Đại Vĩ còn chia sẻ, “khảo cổ học của một  quốc gia khi được nhìn nhận từ quan điểm toàn cầu hóa và lịch sử phát triển của nhân loại, mang đến sức mạnh văn hóa cho xã hội tìm hiểu thế giới tốt hơn, tăng cường sự hiểu biết giữa các nước”.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận