> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Mối lương duyên văn học với nhà văn Lỗ Tấn của ba thế hệ học giả Việt Nam
 Mới nhất:2022-11-24 20:12:50   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Lỗ Tấn là một trong những nhà văn hiện đại Trung Quốc quen thuộc đối với các bạn độc giả Việt Nam. Nhà văn Lỗ Tấn không chỉ là nhịp cầu chính cho sự giao lưu văn học giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà các tác phẩm của ông còn gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam. Nhiều thế hệ trong giới văn học Việt Nam dường như đều gắn bó chặt chẽ với nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.

Nói đến việc phổ biến các tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn ở Việt Nam, chúng ta phải nhắc đến ông Đặng Thai Mai, nhà văn, nhà phê bình, dịch giả và nhà nghiên cứu Lỗ Tấn của Việt Nam. ông Đặng Thai Mai được giới văn học Việt Nam coi là dịch giả đầu tiên giới thiệu nền văn học mới của Trung Quốc vào Việt Nam. Năm 1943, một số truyện ngắn như “AQ chính truyện”, "Cỏ dại" và một số bài tiểu luận của nhà văn Lỗ Tấn do nhà Hán học Đặng Thai Mai dịch ra thành tiếng Việt đã lần lượt được đăng trên tạp chí "Thanh Nghị"; Năm sau, cuốn “Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn” của ông Đặng Thai Mai chính thức xuất bản, là công trình nghiên cứu đầu tiên về nhà văn Lỗ Tấn ở Việt Nam, đã thổi một luồng gió mới vào lĩnh vực văn học mới” ở Việt Nam.

Lần đầu tiên ông Đặng Thai Mai tiếp xúc với tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn là khi ông tìm thấy tạp chí "Văn học" do Thượng Hải xuất bản ở một hiệu sách ở phố Đồng Xuân. Tuy nhiên, quyển tạp chí mà ông Đặng Thai Mai phát hiện lại là số đặc biệt để tưởng nhớ nhà văn Lỗ Tấn qua đời. Đối với ông Đặng Thai Mai, điều  đáng tiếc là lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn chính là khi hay tin nhà văn Lỗ Tấn qua đời. Tuy nhiên, đây là điều may mắn đối với các độc giả Việt Nam, vì từ đó, với nhiều cảm xúc lẫn lộn, ông Đặng Thai Mai, đã bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu về nhà văn Lỗ Tấn. Sau năm 1942, độc giả Việt Nam bắt đầu tìm hiểu sự nghiệp văn học sáng chói của nhà văn Lỗ Tấn qua các bài báo, bài giới thiệu và nghiên cứu của ông Đặng Thai Mai.

Tám mươi năm sau, cô Nguyễn Thu Hiền ngoài bốn mươi tuổi, đã mở một buổi giảng học thuật với chủ đề "Lỗ Tấn và Việt Nam" cho các giáo viên và sinh viên của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Trung Quốc. Với tư cách là Phó trưởng khoa Văn học của Trường Khoa học xã hội nhân văn của Đại học Quốc gia Hà Nội, từ tinh thần văn học của nhà văn Lỗ Tấn gồm bốn khía cạnh là nhà văn Lỗ Tấn và văn học Trung Quốc thế kỷ 20 tại Việt Nam, bản dịch của tác phẩm văn học của nhà văn Lỗ Tấn tại Việt Nam, thân phận kép và tầm nhìn kép của nhà văn Lỗ Tấn trong giới nghiên cứu dịch thuật, cô Nguyễn Thu Hiền đã diễn giải cho giáo viên và sinh viên Trung Quốc về quá trình tiếp nhận nhà văn Lỗ Tấn tại Việt Nam, đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn và Việt Nam, đồng thời giải thích ảnh hưởng của tinh thần nhà văn Lỗ Tấn đối với giới văn học Việt Nam. Cô Nguyễn Thu Hiền cho biết: "Ở Việt Nam, bản dịch các tác phẩm nhà văn Lỗ Tấn và cái tên ông Đặng Thai Mai gắn bó với nhau. Thông qua nghiên cứu dịch thuật các tác phẩm nhà văn Lỗ Tấn của ông Đặng Thai Mai, chúng ta có thể thấy rõ kiến thức của ông Đặng Thai Mai đối với tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn thể hiện quan niệm nghiên cứu dịch thuật là “đại văn hào trên văn đàn thế giới".

Giống như nhiều độc giả Việt Nam, chị Nguyễn Thị Phương, một học giả trẻ về Hán học của Việt Nam, giáo viên của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cũng biết các tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn thông qua ông Đặng Thai Mai. Khi ở trường trung học, chị đã đọc rất nhiều tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn trong đó có "Thuốc", sau đó là "Nhật ký Người điên", "AQ Chính truyện", "Chúc Phúc"... Từ đó, chị cũng kết duyên với văn học Trung Quốc.

Để hiểu hơn về nhà văn Lỗ Tấn, chị Nguyễn Thị Phương đã đến Thiệu Hưng, quê hương của nhà văn Lỗ Tấn, để tìm hiểu về thời thơ ấu và quá trình trưởng thành của nhà văn Lỗ Tấn, cũng như những câu chuyện lịch sử đằng sau trong sáng tác văn học của ông. Chị Nguyễn Thị Phương cảm thấy rằng những câu chuyện đó không phải là tác phẩm hư cấu dựa trên trí tưởng tượng. Chị Nguyễn Thị Phương cho biết: “Nhà văn Lỗ Tấn không chỉ là người sáng lập nền văn học hiện đại Trung Quốc, mà còn là đại văn hào đã khiến giới văn học thế giới thán phục. Ông dám phân tích những mặt tối của xã hội lúc bấy giờ, phản ánh tấm lòng bao dung lo cho nước lo cho dân của ông, ông mong đất nước, dân tộc trở nên tốt đẹp hơn, có thể tự mình thức tỉnh, tự cứu mình. Một người không biết và không nhạy cảm với mọi thứ xảy ra, sẽ không thể viết ra những kiệt tác văn học như vậy.”

Với tinh thần như vậy, mới khiến Lỗ Tấn trở thành một nhà văn tầm cỡ thế giới, cũng khiến các bạn Việt Nam chấp nhận nhà văn Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông. Đúng như cô Nguyễn Thu Hiền đã nói: “Nhà văn Lỗ Tấn là một nhà văn có nhiều thành tựu, cũng là một hình tượng văn học có nội hàm phong phú. Các bản dịch tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn được coi là bản dịch kinh điển của Việt Nam,  được đưa vào sách giáo khoa cấp trung học phổ thông và giáo trình văn học tại các trường đại học ở Việt Nam. ”

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận