> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Trung Á giúp thúc đẩy kết nối giữa ASEAN và Trung Á
 Mới nhất:2023-05-17 18:24:15   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

\

Tháng 8/2022, một chuyến tàu khởi hành từ Hải Phòng, Việt Nam, đi qua ga trung tâm Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc, cuối cùng đến Almaty, Kazakhstan. Đoàn tàu chở 2.500 tấn đường trắng của Việt Nam, trị giá 2,3 triệu USD. Đây là tuyến tàu Trung Á  liên vận đường sắt - đường biển đầu tiên, nhập cảnh Trung Quốc từ Quảng Tây, đi qua Trùng Khánh rồi tập kết tại Urumqi, sau đó lên tuyến tàu Trung Á đến Almaty, Kazakhstan.

Các chuyến tàu chở hàng quốc tế tương tự còn bao gồm tuyến tàu Trung -Việt (Tây An-Hà Nội) thuộc tuyến Trung Quốc-Châu Âu, khởi hành từ Tây An từ năm 2022 gồm 41 toa chở 82 container amiăng của Kazakhstan, đoàn tàu đi về phía nam, rời Trung Quốc từ cửa khẩu Bằng Tường ở Quảng Tây, đi qua cảng Đồng Đăng ở Việt Nam và cuối cùng đến Hà Nội.

"Công ty chúng tôi thường xuyên nhập khẩu amiăng từ Trung Á và Nga rồi đưa sang Việt Nam. Trước đây, hàng hóa được vận chuyển từ Kazakhstan đến Tây An, rồi vận chuyển bằng đường bộ đến các  cảng biển, sau đó vận chuyển bằng đường biển, trung bình phải mất 20 ngày mới đến Việt Nam. Hiện nay với tuyến tàu chở hàng quốc tế Trường An (Tây An- Hà Nội), thời gian rút ngắn xuống còn 8 ngày, chi phí vận chuyển kho bãi giảm 20%, cung cấp hành lang thương mại thuận tiện và hiệu quả để tiếp tục khai thác thị trường ASEAN." Ông Triệu Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty logistic Giao Thái, Thiểm Tây cho biết.

Ông Phan Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, Việt Nam đã có ý tưởng vận chuyển hàng hóa sang châu Âu thông qua vận tải đường sắt từ nhiều năm trước, hiện nay tiến trình thực hiện kế hoạch này đã được đẩy nhanh đáng kể, đây là thời điểm tốt để thể hiện lợi thế của vận tải đường sắt so với các hình thức vận tải khác.

"Tuyến tàu hàng hóa quốc tế Trung -Việt (Tây An-Hà Nội) là tuyến đường chính thứ 17 của Trường An vận hành tại Tây An," ông Viên Tiểu Quân, Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng và Vận hành Cửa khẩu Thương mại Tự do Tây An cho biết, hiện nay, Tuyến Trường An thuộc tuyến Trung Quốc-Châu Âu bao phủ toàn bộ lục địa Á-Âu, là một trong những tuyến tàu có tốc độ vận hành nhanh nhất, mức độ thông minh cao nhất, chi phí tổng hợp thấp nhất.

Bà Phùng Thị Lý Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội Việt Nam cho biết, sau khi khai thông tuyến tàu container xuyên biên giới  Trung Quốc - Châu Âu, Việt Nam nằm ở vị trí đầu mối quan trọng giữa các nước bán đảo Đông Dương. Các cơ quan Việt Nam đang tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút hàng hóa của các nước bán đảo Đông Dương tập kết tại Việt Nam, sau đó vận chuyển sang thị trường Trung Á và Châu Âu thông qua  tuyến tàu Trung Quốc-châu Âu. Bà Phùng Thị Lý Hà cũng cho biết, một số mặt hàng nông sản như trái cây, chè của Việt Nam đã có thị trường tốt ở châu Âu và các nước Trung Á, “Chúng tôi sẽ tận dụng tuyến đường sắt  Trung Quốc-châu Âu để vận chuyển hàng Việt Nam sang các thị trường Trung Á và châu Âu thông qua Trung Quốc."

Chuyên gia giao thông vận tải Việt Nam Nguyễn  Hữu Đức phân tích, trong vận tải liên vận quốc tế, so với các loại hình vận tải khác, đường sắt có khối lượng vận chuyển lớn, quãng đường dài và mức độ an toàn cao. Ngoài ra, vận tải đường sắt có thể lập kế hoạch vận chuyển đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các bên như nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp, với những lợi thế không thể so sánh.

Hiện nay, với sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Trung Á, ngày càng có nhiều chuyến tuyến Trung Quốc-Châu Âu kết nối Trung Á và các nước ASEAN thông qua Trung Quốc đại lục. Đối với Việt Nam thì có các tuyến tàu liên doanh “Việt Nam -Trung Quốc- Kazakhstan”, tuyến tàu ASEAN-Trung Á từ Ninh Hạ, Trung Quốc-TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, tuyến tàu Trung Á (Hải Phòng -Urumqi-Almaty), Tuyến Trung Á từ Khai Viễn, Trung Quốc đến Hải Phòng, Việt Nam... Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn Xuất nhập khẩu Việt Nam Nguyễn Sĩ Nga Việt cho biết: "Việc tăng cường vận tải đường sắt đối với dịch vụ logistic  xuyên biên giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trong đó có Việt Nam mở rộng sang các khu vực xa hơn như Trung Á và châu Âu, việc vận chuyển ngày càng thuận tiện hơn giúp công việc kinh doanh của chúng tôi ngày càng phát triển lớn mạnh."